Thêu thổ cẩm của dân tộc Dao Đỏ, huyện Văn Yên.
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.800 km2 với gần 80 vạn người, được chia ra làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo như hòa quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa mang nét đặc trưng của Yên Bái. Yên Bái có 2 dòng sông lớn chảy qua là sông Hồng (còn gọi là sông Thao) bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về xuôi tạo nên một vùng đất trù phú: cánh đồng Mường Lò với “gạo trắng, nước trong”. Một vùng chè cổ thụ Suối Giàng với nhiều bản sắc văn hoá người Mông gắn bó cùng phát triển theo dòng lịch sử làm nên làng nghề nông nghiệp truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa, sông Chảy là vùng văn hóa Thu Vật, Lục Yên với cánh đồng Mường Lai rộng lớn, nơi vô vàn dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh gắn với nguồn gốc người Tày cổ.
VH-TT&DL tỉnh Yên Bái trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sau đây xin giới thiệu một số nét đặc trưng VH-TT&DL của tỉnh:
Văn hóa - Nơi hội tụ những sắc màu
Đêm hội xòe của đồng bào dân tộc Thái, thị xã Nghĩa Lộ xác lập kỷ lục Guiness Việt
Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc ở Yên Bái luôn được ngành VH-TT&DL xem là công tác trọng tâm. Ngành đã và đang triển khai tiến hành bảo tồn một số làng cổ dân tộc thiểu số như “Làng cổ Pang Cáng - dân tộc H’Mông ở Suối Giàng”, làng cổ “Viềng Công - dân tộc Thái ở Hạnh Sơn - Văn Chấn”... Làng còn lưu giữ được khá nhiều các giá trị văn hoá và văn hoá phi vật thể (như kiến trúc, khuôn viên làng nghề thủ công nhà cửa...) và văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, lễ hội...). Bên cạnh đó, ngành đã xây dựng một số làng văn hoá dân tộc phục vụ du lịch như nghề làm giấy dó dân tộc Dao, nghề đan lát, nghề rèn, trạm khắc bạc, nghề xe lanh, dệt vải... Mô hình nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn và phát huy phát triển nhất hiện nay là nghề dệt thổ cẩm của người Thái vùng Mường Lò với việc phục hồi hơn 500 khung cửi ở hai huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, tỉnh Yên Bái đã làm tốt công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết cho các dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông. Các lớp học tiếng Mông, chữ Thái cổ được tổ chức thu hút đông đảo học viên tham gia. Trong năm 2013, ngành tổ chức thành công lễ hội sông Hồng gắn với lễ hội đền mẫu Đông Cuông, hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái lần thứ XII - năm 2013. Tổ chức Tuần VH-TT&DL danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải - 2013 với chủ đề “Mù Cang Chải - kết nối những miền quê danh thắng”... Đặc biệt, trong dịp đón nhận quyết định của UBND tỉnh Yên Bái về việc xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa du lịch, Nghĩa Lộ đã tổ chức màn đại xòe xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam với sự tham gia biểu diễn của 2.013 diễn viên, nghệ nhân của thị xã Nghĩa Lộ. Vòng đại xòe đã góp phần giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái vùng Mường Lò...
Thể thao vươn lên tầm cao mới
Thành công của thể thao Yên Bái trong những năm qua được ghi dấu ấn trong việc tổ chức tốt các hoạt động thể thao từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Hoạt động thể thao quần chúng được đặc biệt quan tâm. Đến nay, số CLB TD-TT cơ sở đã đạt 500 CLB. Hàng năm tổ chức khoảng 400 giải thể thao quần chúng từ cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố và các ban, ngành. Hiện nay có 5 liên đoàn thể thao cấp tỉnh và 58 hội thể thao. Trong năm qua, thể thao thành tích cao đã có nhiều phát triển, tham gia 26 giải thể thao toàn quốc và quốc tế, giành 60 huy chương các loại (trong đó có 19 HCV). Hàng năm, thể thao thành tích cao Yên Bái đã đóng góp cho đội tuyển trẻ quốc gia từ 8 - 10 VĐV thi đấu tại các kỳ Seagame và các giải quốc tế. Đặc biệt, liên tiếp trong 3 kỳ Đại hội TD-TT toàn quốc, thể thao Yên Bái luôn ở tốp đầu các tỉnh miền núi...
Danh thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Du lịch khơi nguồn những tiềm năng
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Yên Bái có vị trí quan trọng về địa chính trị và KT-XH, nhất là khi hệ thống đường bộ tiếp tục được hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai nối liền với nước bạn Trung Quốc được nâng cấp, tạo cho Yên Bái có khả năng giao lưu thuận tiện. Với điều kiện về cảnh quan môi trường tự nhiên tương đối còn giữ được nhiều yếu tố nguyên sơ. Văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc, con người thân thiện, mến khách... là tài nguyên và nguồn lực để hình thành nhiều loại hình sản phẩm du lịch. Cánh đồng Mường Lò rộng 2.500 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc; danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hồ Thác Bà gắn với Nhà máy thủy điện Thác Bà hay Suối Giàng có khí hậu quanh năm mát mẻ với rừng chè Tuyết cổ thụ... khiến cho hình ảnh du lịch Yên Bái trở nên độc đáo hơn, hấp dẫn hơn. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực du lịch, hiện đã có 3 dự án nằm trong các danh mục dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh là xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tân Hương, khu du lịch Suối Giàng, Nhà bảo tàng tỉnh. Ngoài ra, việc thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng được đặc biệt chú trọng. Sự liên kết để phát triển du lịch đối với tỉnh Yên Bái cũng là một trong những nguồn lực thuận lợi lớn. Từ năm 2004, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và hình thành được nhiều mối liên kết để phát triển du lịch với một số địa phương: Phú Thọ, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng. Hiện nay, với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Từ chương trình du lịch về cội nguồn được hợp tác với hai tỉnh Phú Thọ và Lào Cai, hình ảnh du lịch tỉnh Yên Bái đã được khẳng định và nhiều khách du lịch biết đến. Đây là sáng kiến rất có ý nghĩa, không chỉ đẩy nhanh phát triển du lịch mà còn tác động nhiều mặt tới phát triển kinh tế và đời sống xã hội của mỗi địa phương, đáp ứng với sự ngưỡng vọng trong các hành trình về với cội nguồn của đồng bào cả nước và khách quốc tế. Là 3 tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí gần kề, gắn kết với nhau chặt chẽ về vị trí địa lý, địa hình thông qua các trục giao thông thủy, bộ truyền thống và hiện đại. Không chỉ có những gắn kết về tự nhiên mà về lịch sử, văn hoá trong quá khứ và hiện tại cũng đã đem lại cho 3 tỉnh mối liên kết mật thiết. Trên địa bàn 3 tỉnh không chỉ có mối liên kết nội vùng mà còn có sự gắn kết chặt chẽ, đầy tiềm năng trên trục hành lang kinh tế nối Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai với tỉnh Vân
Tạ Xuân Hiếu
(Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Yên Bái)
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội
(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).
(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.
(HBĐT) - Ngày 17/11, xóm Nà Cụt, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Ủy viên TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và nhân dân trong xóm.
(HBĐT) - Sáng 17/8, tại Cung Văn hóa tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 tổ chức lễ khai mạc trại trưng bày và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc. Dự lễ khai mạc có đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Ngày hội; các thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật.