Hàng năm, huyện Mai Châu tổ chức nhiều đợt giao lưu văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng thu hút được đông đảo người dân tham gia.
(HBĐT) - Phong trào xây dựng làng văn hoá của huyện Mai Châu đã thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, trong từng gia đình và các tầng lớp nhân dân, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và đạt được những kết quả đáng kích lệ. Phong trào đã có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu và ngày càng có nhiều khu dân cư đạt làng văn hoá. Trong 5 năm thực hiện phong trào xây dựng xóm, tổ dân phố văn hoá giai đoàn 2008 – 2013, huyện có 76,3% hộ đạt gia đình văn hoá và 50,7 % số làng đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ” BCĐ của huyện đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của BCĐ các cấp. Các ban, ngành thành viên BCĐ đã có sự phối hợp thường xuyên nhằm đẩy mạnh các nội dung của phong trào, tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nội quy, quy chế dân chủ, hưởng ứng xây dựng xóm, tổ dân phố văn hoá. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng làng văn hoá được xác định là một trong nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn mới không ngừng phát triển. Bằng các hình thức tuyên truyền và đầu tư cho cơ sở như các chương trình điện, đường, trường, trạm và vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh xây dựng cơ bản, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hoá cho thị trường. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, khu phố, văn hoá ngày càng được nhân rộng, những chuẩn mực trong lối sống, nếp sống văn hoá truyền thống được lưu giữ và phát huy. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Các làng, bản, khu phố đều có tổ, đội thông tin, đội văn nghệ quần chúng, nhiều câu lạc bộ được thành lập. Toàn huyện hiện có 183 đội văn nghệ quần chúng, 31 câu lạc bộ thể thao, trong đó, 138 đội VNQC đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới. Hàng năm các cơ sở đều tổ chức giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao trong các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và hưởng thụ tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào sự thành công trong việc tổ chức các sự kiện văn hoá lớn của huyện như lễ hội xên Mường... Bên cạnh đó, việc xây dựng cảnh quan môi trường được gắn kết với phong trào xây dựng làng văn hoá đã tác động mạnh mẽ đến từng con người, gia đình và cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học. Nhìn chung, đường làng, ngõ xóm, khuôn viên các cơ quan trường học được trồng cây xanh, công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn được bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cũng như khách tham quan du lịch, tạo nên diện mạo mới cho các khu dân cư, làng văn hoá. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển kinh tế thông qua dịch vụ du lịch, điển hình như bản Lác, hang Mỏ Luông - xã Chiềng Châu, bản Pom Coọng, làng Chiều – TT Mai Châu, bản Bước – xã Xăm Khoè…
Đặc biệt, việc xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các xã vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình văn hoá, thiết chế văn hoá hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 113/138 xóm, bản có nhà văn hoá thôn, bản, 45 nhà văn hoá xóm, bản trong huyện được trang bị các thiết bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, công cụ truyên truyền, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá xã và hầu hết các xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Có mặt tại đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) từ rất sớm, hàng vạn từ người già đến trẻ trên khuôn mặt đều rạng rỡ nụ cười. Sự kiện đền Rem được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được người dân nơi đây mong đợi từ lâu.
(HBĐT) - Là điểm du lịch tâm linh có tiếng trên địa bàn tỉnh, những ngày đầu năm, đền Bờ đã thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương đến thăm quan, hành hương lễ bái.
(HBĐT) - Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) vừa tổ chức lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15 tháng Giêng, trong đó, chính hội vào ngày 15 - Tết Nguyên tiêu.
(HBĐT) - Tối ngày 14/2, nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tại Trung tâm hội nghị AP Plaza, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Giáp Ngọ với chủ đề “Mùa xuân đất nước từ Điện Biên đến Trường Sa”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và trên 100 tác giả, người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc). Đến dự có đồng chí Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam, các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.
Lễ đón bằng của UNESCO công nhận đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại diễn ra trang trọng và hoành tránh tại thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 11-2 một lần nữa tôn vinh những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam.