Thầy bói đang xin quẻ để phán cho khách xem.

Thầy bói đang xin quẻ để phán cho khách xem.

(HBĐT) - Như một thông lệ, cứ đầu xuân mọi người lại đua nhau đi xem bói. Có người đơn giản chỉ để giải trí, với những người mê tín hơn cho rằng, xem để biết vận hạn, mong năm mới được suôn sẻ... Cũng chính từ nhu cầu tăng cao đó đã hình thành nên "nghề bói" với nhiều biến tướng khó lường.

 

Một ngày đầu năm, trong vai khách xem bói, chúng tôi có mặt tại nhà "cô Loan", phường Tân Hoà (TP Hoà Bình). Mới mở "phủ" chưa lâu nhưng được tiếng là có "lộc" xem bói nên khách hàng của "cô Loan" ngày càng đông. 8 giờ sáng, khách đã ngồi chật cứng trong gian phòng chờ rộng chưa đến 30 m2 . Thành phần đủ cả: từ công chức Nhà nước, mấy chị "sồn sồn"... đến đám HSSV còn mặc nguyên cả bộ đồng phục. Người đứng tuổi hỏi xem vận hạn, làm ăn ra sao, những người trẻ hơn thì xem duyên số, tình yêu, công danh, sự nghiệp... Khéo léo nắm bắt tâm lý của khách xem, "cô Loan" chỉ nói những điều chung chung, tốt đẹp trong năm mới. Người mong công danh thì "năm nay công việc thuận lợi đấy nhưng cẩn thận kẻo "vạ miệng" nghe chưa? Tí nữa cô cho bùa giải"; người cần xem vận hạn thì "Năm nay không có hạn sát thân nhưng có hạn nhẹ vào những tháng giữa năm, giải đi thì cả năm gia đình mát mẻ nhé!. Cẩn thận chuyện ăn uống kẻo bị ngộ độc, bệnh đường ruột", với người cầu duyên thì "cô có duyên âm phải cắt mới có lấy chồng được, không người đến rồi lại đi, không "đậu" đâu"... Cứ thế, cách nói chung chung ấy khiến khách hàng ai ai cũng hài lòng và rút hầu bao mong cô cho bùa giải, cúng giải hạn hay cắt tiền duyên...

Tuy nhiên, những thầy bói hành nghề theo kiểu "dịch vụ" xuất hiện ngày càng nhiều và chất lượng, đương nhiên là gần như không có. Chị Hương (phường Phương Lâm) cho biết: Năm nào chị cũng đi xem bói vào đầu năm, đã trở thành thói quen mà nếu không đi, chị thấy không yên tâm, “dù sao có kiêng có lành, mình cẩn thận đi xem để giải hạn cũng không mất gì nhiều mà còn bớt suy nghĩ, lo lắng…” Cùng chung cảm nhận với chị Hương, bác Cúc (phường Phương Lâm) chia sẻ: Năm nào bác cũng đi xem bói vào dịp cuối năm, sau đó, đầu năm đi chùa chiền để tích đức và giải hạn cho tất cả những người trong nhà, chỉ có thế bác mới cảm thấy an tâm, cho rằng mọi điều xấu sẽ được hoá giải trong năm mới. Nhu cầu của khách bói là vậy, nên mỗi dịp đầu năm được xem là dịp "kiếm chác" của không ít các thầy bói biến tướng về nhân cách. Bằng nhiều chiêu trò, họ tự thổi danh tiếng của mình. Còn người dân, tâm lý chung là hễ đâu được xem là "linh" thì nô nức kéo đến, tạo cơ hội cho các thầy bói này kiếm bộn tiền.

Không chỉ có thế, việc xem bói vô tội vạ của nhiều người đã làm họ vừa mất thì giờ, mất công sức và cả tiền bạc nữa. Từ đó có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, công việc của họ.

Đơn cử như trường hợp của bà Thìn, một người tin hoàn toàn vào tâm linh, có thể nói bà rất mê tín. Sau khi đi xem bói, được thầy phán năm nay con bà bị tai nạn rất nặng, nếu không giải hạn có thể bị chết trẻ. Bà mất ăn, mất ngủ và mất tới 55 triệu đồng để giải hạn. Hạn đâu chưa thấy nhưng đã thấy bà tổn hao sức khoẻ, tiền bạc khi tin vào những lời bói toán đó.

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", câu ca đã thể hiện phần nào tầm quan trọng của yếu tố tâm linh trong đời sống của mỗi người Việt. Xã hội phát triển tỷ lệ thuận với việc người dân ngày càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, tín ngưỡng cũng cần phải thực hiện một cách có văn hoá, tránh những hậu quả tiêu cực không đáng có với bản thân, gia đình của chính mình.

                                                                          

                                                               Trần Thu Thảo (SVTT)

 

     

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho BQL di tích huyện Lạc Thủy và xã Phú Thành.
Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về vui hội Chùa Hang- Hang Chùa Yên Trị.
Lễ hội đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Một góc lòng hồ Sông Đà nhìn từ đền Thác Bờ phía tả ngạn.

Lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa Yên Trị

(HBĐT) - Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) vừa tổ chức lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15 tháng Giêng, trong đó, chính hội vào ngày 15 - Tết Nguyên tiêu.

Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Giáp Ngọ

(HBĐT) - Tối ngày 14/2, nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tại Trung tâm hội nghị AP Plaza, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Giáp Ngọ với chủ đề “Mùa xuân đất nước từ Điện Biên đến Trường Sa”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và trên 100 tác giả, người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.

Công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc). Đến dự có đồng chí Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam, các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Vinh danh đờn ca tài tử

Lễ đón bằng của UNESCO công nhận đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại diễn ra trang trọng và hoành tránh tại thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 11-2 một lần nữa tôn vinh những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam.

Đẩy mạnh liên kết, khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hòa Bình, nơi được coi là cái nôi của nền văn hóa Việt - Mường. Toàn tỉnh hiện có 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc, lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy, lễ hội Xiên Mường huyện Mai Châu, lễ hội Hang Chùa, Đình Xàm huyện Yên Thủy... Các lễ hội đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến dự.

Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu năm 2014

(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/2 tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 5 - năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục