Hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 3 âm lịch – điểm du lịch tâm linh hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.

Hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 3 âm lịch – điểm du lịch tâm linh hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện có 54 điểm đền, di tích tín ngưỡng dân gian, 38 lễ hội truyền thống các dân tộc. Theo đánh giá của ngành, du lịch tâm linh đang là một trong những sản phẩm du lịch có số lượng khách lớn. Khai thác tiềm năng du lịch tâm linh là một trong những định hướng phát triển du lịch góp phần nâng cao giá trị thu nhập từ du lịch của tỉnh. Năm 2013, tỉnh ta đón trên 1,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 4,8% so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế 150.000 lượt, khách nội địa trên 1,5 triệu lượt. Tổng thu nhập từ du lịch đạt gần 600 tỷ đồng.

 

Loại hình du lịch tâm linh gần đây đã được hình thành và phát triển ở những quốc gia châu Á. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tâm linh có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm cơ sở, mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Đặc điểm của du lịch tâm linh là gắn với lễ hội nên hoạt động du lịch thường diễn ra vào mùa xuân, ngay sau Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, xác định du lịch tâm linh là một trong những sản phẩm du lịch có số lượng khách lớn tỉnh đã có quan tâm đầu tư phát triển. Hiện có 2 điểm lớn thu hút tập trung khách du lịch là chùa Tiên (xã Phú Lão - Lạc Thủy) và đền Thác Bờ thuộc 2 huyện Cao Phong, Đà Bắc. Tháng 8/2013, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt chi tiết khu di tích đền thác Bờ tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc) với tổng diện tích quy hoạch 5,9 ha. Tiếp đến đầu tháng 10/2013 có quyết định duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa đền thác Bờ, xã Vầy Nưa với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 15 tỉ đồng thực hiện các hạng mục như bến thuyền đưa đón khách, khu ngoại -  khu nội di tích…, thời gian thực hiện từ 2014-2016.

 

Ngày xuân đi lễ đền, chùa, tham gia hoạt động lễ hội là một nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời. Với lợi thế là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, hệ thống văn hóa tín ngưỡng dân gian tại các đền, chùa, đình làng, miếu, việc phát triển du lịch kết hợp với văn hóa, tâm linh có thể nói là một thế mạnh trong phát triển “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh. Với mỗi tour du lịch tâm linh có thể là cuộc hành hương đến đền, chùa, thăm các cơ sở tôn giáo, hòa mình vào không khí lễ hội, vừa là chuyến đi cúng bái, cầu nguyện, đồng thời tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, tìm  hiểu văn hóa vùng miền… Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư khôi phục một số lễ hội lớn như Khai hạ (Tân Lạc), xên Mường (Mai Châu)… Cùng với đó, các lễ hội truyền thống của vùng, làng được tổ chức dịp đầu năm là những điểm đến thu hút khách du lịch.

 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết thêm: Xu thế du lịch tâm linh sẽ tiếp tục được phát triển bởi ngoài giá trị tâm linh, sản phẩm du lịch tâm linh còn lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống như đền, miếu thờ cúng các vị thành hoàng, trong lễ hội chứa đựng yếu tố văn hóa dân gian tạo ra nét độc đáo riêng. Yếu tố văn hóa kết hợp tâm linh tạo nên sức hấp dẫn cho du khách tìm hiểu, khám phá.  

 

Tuy nhiên, có thể thấy, ngoài 2 điểm du lịch tâm linh lớn là chùa Tiên nằm trong chuỗi du lịch đến các điểm di tích, danh thắng của huyện Lạc Thủy, đền thác Bờ trong tuyến du lịch lòng hồ sông Đà, việc phát triển các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh hiện còn nhỏ, lẻ, chưa hình thành các tuor, tuyến, hiệu quả kinh tế không cao, chủ yếu có giá trị tinh thần. Vấn đề quan tâm hiện nay đó là việc đầu tư cho du lịch tâm linh cần đề cao chất lượng, hình thức phục vụ, vừa đạt được nhu cầu thưởng thức tự nhiên của du khách, vừa thu được lợi nhuận, ngăn ngừa những biến tướng của du lịch tâm linh, lợi dụng du lịch tâm linh để hoạt động mê tín dị đoan. Việc phát triển du lịch tâm linh cần xây dựng chiến lược lâu dài, gắn liền việc bảo tồn, tôn tạo với phát huy giá trị văn hóa tâm linh để phục vụ cho việc phát triển du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tâm linh, phục vụ xu hướng phát triển du lịch bền vững.

 

 

                                     Hà Thu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng năm, huyện Mai Châu tổ chức nhiều đợt giao lưu văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Không có hình ảnh
Thầy bói đang xin quẻ để phán cho khách xem.

Đón bằng di tích cấp quốc gia hang động núi Niệm

(HBĐT) - Ngày 23/2, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích cấp quốc gia hang động núi Niệm.

Đầu năm vui hội Chùa Hang

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, con em trong vùng và du khách thập phương lại cùng nhau về với hội chùa Hang (xã Yên Trị - Yên Thuỷ). Lễ hội được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng, chính hội vào ngày Tết Nguyên tiêu. Những ngày này, xã đã đón hàng nghìn du khách đến tham quan, thắp nén hương thành kính lên cầu đức Phật ban lộc, tiếp tài và cùng tham gia các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian vui nhộn.

Tôn vinh giá trị lễ hội đền Rem

(HBĐT) - Có mặt tại đền Rem, khu 5, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) từ rất sớm, hàng vạn từ người già đến trẻ trên khuôn mặt đều rạng rỡ nụ cười. Sự kiện đền Rem được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được người dân nơi đây mong đợi từ lâu.

Du xuân đền Bờ

(HBĐT) - Là điểm du lịch tâm linh có tiếng trên địa bàn tỉnh, những ngày đầu năm, đền Bờ đã thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương đến thăm quan, hành hương lễ bái.

Lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa Yên Trị

(HBĐT) - Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) vừa tổ chức lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15 tháng Giêng, trong đó, chính hội vào ngày 15 - Tết Nguyên tiêu.

Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Giáp Ngọ

(HBĐT) - Tối ngày 14/2, nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tại Trung tâm hội nghị AP Plaza, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Giáp Ngọ với chủ đề “Mùa xuân đất nước từ Điện Biên đến Trường Sa”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và trên 100 tác giả, người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục