Nhân dân xóm Đoi I, xã Ngọc Lương luôn nêu cao ý thức giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp phấn đấu xây dựng môi trường văn hoá nông thôn.
(HBĐT) - Theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM có 19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí về văn hoá (tiêu chí 16) và tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí 6). Đây được coi là một trong những tiêu chí khó mà nhiều xã của huyện Yên Thuỷ vẫn nỗ lực thực hiện với đích đến là xây dựng xã đạt chuẩn văn hoá NTM trong thời gian qua.
Xã Yên Lạc được chọn làm điểm trong chương trình xây dựng NTM của huyện Yên Thuỷ. Hiện, xã đã đạt được 13 tiêu chí trong đó có tiêu chí 16 – văn hoá. Mục tiêu đến năm 2015, xã Yên Lạc phấn đấu về đích chương trình xây dựng NTM. Đồng chí Hoàng Thị Ngoãn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết: Cơ sở vật chất văn hoá là một trong những tiêu chí khó không chỉ riêng của xã. Theo bộ tiêu chí xây dựng NTM, nhà văn hoá thôn, xóm yêu cầu diện tích đất khu nhà văn hóa 300 m2 trở lên và diện tích khu thể thao 1.500 m2 trở lên và phải trang bị được bộ trang âm tivi, ămpli, micro, loa; bộ trang trí khánh tiết: cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu nhỏ, bàn ghế, tủ sách, truyện tranh. Xét theo bộ tiêu chí như vậy, toàn xã chỉ có 4 nhà văn hoá đạt chuẩn về quy hoạch diện tích, 7 nhà văn hoá còn lại đều không đạt do được xây dựng, sửa chữa theo đề án hỗ trợ, xây dựng nhà văn hoá thôn bản giai đoạn 2005 – 2010 chỉ phù hợp với những năm trước đó. Đối với các trang thiết bị, nhà văn hoá các xóm chưa được đầy đủ như quy định nhưng cũng đã trang bị được những thiết bị cần thiết phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng nhờ vào các nguồn kinh phí mà tiêu biểu là từ xã hội hoá. Để tiếp tục lộ trình xây dựng NTM, xã Yên Lạc đã tổ chức họp dân công bố quy hoạch diện tích nhà văn hoá thôn, xóm, tuy nhiên, có những xóm, nhà văn hoá liền kề khu dân cư nên không còn diện tích cho quy hoạch như: xóm Cả, xóm Khánh Ninh… và hiện tại xã vẫn chưa xây dựng được nhà văn hoá – khu thể thao cấp xã.
Theo thống kê của ngành văn hoá về cơ sở vật chất văn hoá trên địa bàn, Yên Thuỷ hiện có 2 nhà văn hoá cấp xã Phú Lai và Ngọc Lương – xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, 110/158 nhà văn hoá cấp thôn, xóm, 338 sân chơi thể thao. Tuy nhiên, Yên Thuỷ vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hoá, kể cả Ngọc Lương vẫn chưa đạt chuẩn của trung tâm văn hoá, thể thao xã gồm: nhà văn hoá đa năng có diện tích sử dụng 1.000 m2, hội trường 150 chỗ ngồi, phải có 5 phòng chức năng (bao gồm phòng hành chính, thông tin, đọc sách – báo, truyền thanh, CLB), có đủ trang thiết bị nhà văn hoá: bàn ghế, giá tủ, dàn âm thanh ánh sáng, đài truyền thanh… Trong 110 nhà văn hoá thôn, xóm có khoảng 40% nhà đạt chuẩn diện tích của Bộ VH – TT & DL và có 41 nhà văn hoá được cấp trang thiết bị tương đối đầy đủ còn lại hầu hết các nhà văn hoá đều thiếu, yếu về trang thiết bị. Đối với sân chơi thể thao cũng chỉ có ít điểm xóm, khu dân cư đạt chuẩn về diện tích.
Để đạt được tiêu chí 16, mỗi xã phải có từ 70% làng, bản được công nhận văn hoá. Hiện nay, có hơn 50% số xã của huyện Yên Thuỷ hoàn thành được tiêu chí này. Để duy trì và giữ vững số làng văn hoá, các xã đã có nhiều cách làm nhằm phát huy tinh thần đoàn kết trong khu dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng. Chia sẻ kinh nghiệm khi đã hoàn thành được tiêu chí về văn hoá, đồng chí Hoàng Thị Ngoãn, Phó Chủ tịch xã Yên Lạc cho biết: Phấn đấu có 70% xóm đạt làng văn hoá đã khó, để giữ vững và phát huy càng khó hơn. Chỉ cần trong xóm có 1 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 hay 1 người mặc tệ nạn xã hội… là sẽ không được công nhận làng văn hoá. Chính vì vậy, xã đã tăng cường lãnh, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân; phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, người dân hiểu được ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM nhằm huy động sự vào cuộc tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 2/12/2011 của Bộ VH - TT & DL ban hành đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” mới phải hoàn thành được 2 tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí 6) và văn hoá (tiêu chí 16) cụ thể là hội tụ 5 tiêu chuẩn: thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” góp phần xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh; nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa gia đình, làng văn hóa; xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Cùng với đó, muốn trở thành xã đạt chuẩn văn hóa NTM cần phải có 50% thôn, xóm trở lên được công nhận và làng văn hóa và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên. Từ năm 2011 đến nay, căn cứ và tiêu chí đánh giá mới của Bộ VH, TT & DL, huyện Yên Thuỷ bắt đầu rà soát công nhận làng văn hoá theo tiêu chí mới. Kết quả có 92/158 làng văn hoá liên tục 3 năm (2011 – 2013). Đối với các xóm được công nhận làng văn hoá nhiều năm liên tục, BCĐ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá huyện luôn chỉ đạo cho các xã đó giữ vững trong những năm tiếp theo và định hướng các xóm khác tiếp tục phấn đấu xây dựng làng văn hoá.
Hiện tại, Yên Thuỷ chưa có xã nào được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá nông NTM. Theo đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó phòng VH – TT huyện: trong 5 tiêu chuẩn để được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá NTM, khó hoàn thành là nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hoá và xây dựng thiết chế văn hoá, các tiêu chuẩn khác đều được thực hiện tương đối tốt. Tuy các xã chưa có nhà văn hoá – khu thể thao cấp xã, xóm nhưng đều đã công bố quy hoạch phần đất và dự trù kinh phí xây dựng nhà văn hoá – khu thể thao xã, các xóm. Ngoài nguồn đóng góp của nhân dân, nhiều xóm đã trích phần tiền hỗ trợ hàng năm 2 triệu đồng/đội văn nghệ để mua trang phục, nhạc cụ. Trong năm 2014, Yên Thuỷ phấn đấu 2 xã Ngọc Lương và Phú Lai được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá NTM. Có thể nói, xây dựng xã đạt chuẩn văn hoá NTM không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành văn hoá mà cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương trên con đường xây dựng NTM.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Lễ kéo si - tên nguyên gốc tiếng Mường gọi là “Là woải kẻo khi” là phong tục lâu đời nằm trong chuỗi các nghi lễ vòng đời của người Mường. Đây là một hình thức quan tâm, chăm sóc, báo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ già, thể hiện qua tín ngưỡng dân gian. Nghi lễ mang tính nhân văn cao đẹp trong đạo lý sống của dân tộc Mường. Trên bình diện gia đình, rộng hơn là cộng đồng, xã hội góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, lối sông, lối ứng xử đầy trách nhiệm, đầy tình nghĩa của các thế hệ trong gia đình, họ tộc, cụ thể là con cháu đối với cha mẹ, ông bà, đối với NCT trong họ tộc, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong gia tộc.
(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 55 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.(1)
(HBĐT) - Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại TNXH, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại, phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có gần 40% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Người Mường sinh sống tập trung ở một số địa bàn như: An Lạc, An Bình, Đồng Môn, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Khoan Dụ, Thanh Nông và Liên Hòa. Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ở bàn này.
(HBĐT) - Ngày 24/6, tại huyện Lạc Sơn, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức tổng kết trại sáng tác văn học - nghệ thuật tỉnh năm 2014. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.
(HBĐT) - Nằm ở phía tây bắc của tỉnh, huyện Mai Châu có dân số trên 53.000 người với 7 dân tộc chínhcùng chung sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%. Mỗi dân tộc mang một nét văn hoá truyền thống riêng, từ đó tạo nên nền văn hoá chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển từ bao đời nay.