Tiết mục múa hát của nhân dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
(HBĐT) - Nhìn lại kết quả 5 năm thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa giai đoạn (2008-2013), BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Kim Bôi nhận định: Có sự đổi mới, sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện phong trào. Nhờ đó, phong trào đã có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu, ngày càng có thêm nhiều làng, bản, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Để khơi dậy được phong trào, các thành viên BCĐ được phân công nhiệm vụ rõ ràng: Phòng Văn hóa- Thể thao đảm nhiệm vai trò tham mưu cho UBND huyện và BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện phong trào; hướng dẫn các xã, thị trấn bình chọn các thủ tục, hồ sơ công nhận gia đình, làng, bản, khu phố văn hóa; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép bằng hình thức sân khấu hóa, tuyên truyền lưu động, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô áp phíc, xây dựng các chương trình biểu diễn chào mừng các ngày lễ lớn các ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương. Đài TT-TH huyện đưa tin, bài nêu gương “Người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa gắn xây dựng làng văn hóa với xây dựng NTM. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CBB… gắn phong trào “TDĐKXDĐSVH” với các hoạt động chuyên môn. MTTQ có nhiệm vụ tham mưu cho BCĐ huyện tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Vận động nhân dân thực hiện quy ước, hương ước thôn bản, KDC; hướng dẫn các KDC đăng ký phấn đấu KDC tiên tiến; bình xét gia đình, làng, bản khu phố văn hóa…
Thực hiện sự phân công, phân nhiệm này, Huyện đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động ĐV-TN nâng cao chất lượng hoạt động của 2 phong trào: “5 xung kích phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Duy trì tốt hoạt động của các “Làng thanh niên’, CLB gia đình trẻ, CLB “Tiền hôn nhân”… Vận động các cặp vợ chồng lứa tuổi thanh niên gương mẫu thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chống tảo hôn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hội phụ nữ thành lập và duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các các CLB như: CLB “Gia đình hạnh phúc”, CLB ‘Không sinh con thứ 3”, CLB “Tình nghĩa”, CLB “Đồng Cảm”… thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Hội CCB vận động các hội viên tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua. Qua kết quả bình xét hàng năm có trên 98% hội viên đạt “CCB gương mẫu”, 90% hộ hội viên CCB đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 75% gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn “gia đình thể thao”. Các cơ sở Hội duy trì tốt các phong trào “Ngày vì đồng đội”, “CCB giúp nhau xóa đói - giảm nghèo”…
Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH". Nhờ đó, phong trào đã có sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ - TDTT ở cơ sở được đẩy mạnh. Toàn huyện hiện có trên 60 CLB văn hóa- thể thao duy trì hoạt động thường xuyên. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều các CLB hát dân ca, múa dân gian, cồng chiêng… Tiêu biểu như: CLB múa dân gian xã Hạ Bì, CLB hát dân ca xã Kim Bình, CLB cồng chiêng xã Đú Sáng… Trong các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương, các xã đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. 100% làng, bản, KDC xây dựng được quy ước, hàng năm có sự rà soát, bổ sung cho phù hợp với điều kiện cơ sở và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Những thủ tục rườm rà trong ma chay, cưới xin, lễ hội được loại bỏ.
Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực của BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH”, MTTQ huyện đã xây dựng kế hoạch đề ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể: Tiếp tục nâng cao hiệu quả CVĐ “TDĐKXDĐSVH" để trong giai đoạn 2014-2019 sẽ có 100% gia đình và KDC đăng ký thực hiện CVĐ “TDĐKXDĐSVH”. Hàng năm có trên 60% KDC, 80% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng và có chất lượng hiệu quả rõ nét.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Vừa qua, tại Nhà văn hóa huyện Lạc Thủy, Hội LHPN, Phòng VHTT, Huyện đoàn Lạc Thủy phối hợp tổ chức giao lưu, nói chuyện chuyên đề về “Gia đình, kỹ năng sống gia đình trẻ” nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và 300 lãnh đạo, Ủy viên BTV, BCH Đoàn thanh niên, Hội LHPN, cán bộ Văn hóa xã hội các cơ sở trong toàn huyện đã tham gia buổi nói chuyện.
(HBĐT) - Lễ kéo si - tên nguyên gốc tiếng Mường gọi là “Là woải kẻo khi” là phong tục lâu đời nằm trong chuỗi các nghi lễ vòng đời của người Mường. Đây là một hình thức quan tâm, chăm sóc, báo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ già, thể hiện qua tín ngưỡng dân gian. Nghi lễ mang tính nhân văn cao đẹp trong đạo lý sống của dân tộc Mường. Trên bình diện gia đình, rộng hơn là cộng đồng, xã hội góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, lối sông, lối ứng xử đầy trách nhiệm, đầy tình nghĩa của các thế hệ trong gia đình, họ tộc, cụ thể là con cháu đối với cha mẹ, ông bà, đối với NCT trong họ tộc, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong gia tộc.
(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 55 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.(1)
(HBĐT) - Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại TNXH, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại, phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có gần 40% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Người Mường sinh sống tập trung ở một số địa bàn như: An Lạc, An Bình, Đồng Môn, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Khoan Dụ, Thanh Nông và Liên Hòa. Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ở bàn này.
(HBĐT) - Ngày 24/6, tại huyện Lạc Sơn, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức tổng kết trại sáng tác văn học - nghệ thuật tỉnh năm 2014. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.