Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.

 

Đồng chí Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Mai Châu cho biết: Việc xây dựng làng, bản văn hóa phải dựa trên các tiêu chí cụ thể như: xây dựng gia đình văn hóa, KDC văn hóa, phát triển đời sống KT-XH, ANTT và xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Kết quả đó được bình xét trong từng năm và từng giai đoạn theo quy định của BCĐ tỉnh. Trong giai đoạn 2008 - 2013, công tác chỉ đạo phong trào xây dựng làng văn hóa trong phong trào “Toµn d©n ®oµn kÕt x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa” của huyện Mai Châu đã được chú trọng và đã có sự chuyển biến tích cực, tác động đến đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Kết quả của phong trào xây dựng làng văn hóa thể hiện ở các tiêu chí cụ thể như: về chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phong trào xây dựng làng văn hóa cũng chính là việc cụ thể hóa tích cực nhất các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được gắn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua Quy ước, Hương ước áp dụng với quy chế dân chủ ở cơ sở được nhân dân tự nguyện ký kết thực hiện. Về phát triển kinh tế, bằng các hình thức tuyên truyền và đầu tư cho cơ sở như các chương trình điện, đường, trường, trạm và vận động nhân dân áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Về xây dựng đời sống văn hóa - xã hội, phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần định hướng tích cực, tạo ra những chuẩn mực văn hóa, nếp sống văn hóa thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể và từng cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết tương thân, tương ái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan và tệ nạn xã hội. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Công tác GD&ĐT cũng được chú trọng đầu tư. Về xây dựng cảnh quan môi trường được gắn kết với phong trào xây dựng làng văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến từng con người, gia đình và cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học. Đến hết năm 2013, đã có trên 68% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; công tác phòng- chống các dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm; phát triển các phong trào xây dựng "3 chuồng - 4 hố", "Vườn ao chuồng", "Xanh sạch đẹp" trong nhân dân; phát động tết trồng cây hàng năm đã được nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đồng tình hưởng ứng... Về công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và thiết chế văn hóa đặc biệt là các xã vùng khó khăn được các cấp, ngành quan tâm, đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân…

 

Đồng chí Hà Văn Di khẳng định: Phong trào xây dựng làng văn hóa với nòng cốt là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ngày càng phát triển tạo ra một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện. Các làng được công nhận văn hóa, nhân dân có cuộc sống ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; bộ mặt các làng thay đổi với nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… được xây dựng; cảnh quan môi trường sạch đẹp; các xã, thị trấn đi vào nề nếp trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới hỏi. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 34/138 làng, bản, khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hoá, bằng 24,6%. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa đã xuất hiện các điển hình như: xóm Nà Sài, xóm Lác (xã Chiềng Châu), xóm Pom Cọong (thị trấn Mai Châu), xóm Bước (Xăm Khòe) có nhiều thành tích tiêu biểu trong xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch, xóm Cha Long xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch. Trong giai đoạn tiếp theo (2014 – 2018), huyện phấn đấu số làng văn hóa đạt 40% trên tổng số làng trong toàn huyện.

 

 

 

 

PV

 

Các tin khác

Xe tuyên truyền lưu động của tỉnh Hòa Bình trong buổi diễu hành tuyên truyền cổ động phòng - chống ma túy năm 2014 tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Hàng năm, trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, các ngành, đoàn thể xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tham gia ký kết thực hiện phong trào thi đua yêu nước.
Tiết mục múa hát của nhân dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhân dân xóm Đoi I, xã Ngọc Lương luôn nêu cao ý thức giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp phấn đấu xây dựng môi trường văn hoá nông thôn.

Khai mạc trại hè năm 2014

(HBĐT) - Trong 3 ngày (từ 30/6- 2/7), tại Trung tâm văn hóa TTN đã diễn ra trại hè năm 2014 với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa”. Đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, 18 tình nguyện viên đến từ Hàn Quốc và trên 300 thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã tham dự khai mạc trại hè.

Liên hoan tiếng hát măng non truyền hình tỉnh lần thứ VI, năm 2014

(HBĐT) - Ngày 29/6, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra vòng chung khảo Liên hoan tiếng hát măng non truyền hình Hòa Bình lần thứ VI, năm 2014. Liên hoan do Đài PT – TH tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở VH – TT&DL, Sở GD – ĐT phối hợp tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần nhằm phát hiện, bồi dưỡng những tài năng âm nhạc ở lứa tuổi măng non, đồng thời giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, nâng cao thẩm mỹ cho các em thiếu niên, nhi đồng thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Gặp mặt, toạ đàm xây dựng gia đình hành phúc và “Phát động bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”

(HBĐT) - Ngày 27/6, Sở VH,TT&DL đã tổ chức gặp mặt, toạ đàm xây dựng gia đình hành phúc và “Phát động bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh. Khách mời tham gia buổi toạ đàm là nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; ông Hoa Hữu Văn, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH, TT&DL) và bà Bùi Thị Niềm, Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh.

Giao lưu, nói chuyện chuyên đề về “Gia đình, kỹ năng sống gia đình trẻ”

(HBĐT) - Vừa qua, tại Nhà văn hóa huyện Lạc Thủy, Hội LHPN, Phòng VHTT, Huyện đoàn Lạc Thủy phối hợp tổ chức giao lưu, nói chuyện chuyên đề về “Gia đình, kỹ năng sống gia đình trẻ” nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và 300 lãnh đạo, Ủy viên BTV, BCH Đoàn thanh niên, Hội LHPN, cán bộ Văn hóa xã hội các cơ sở trong toàn huyện đã tham gia buổi nói chuyện.

Lễ kéo si - nghi lễ dân gian trong sáng, độc đáo, thấm đẫm tính nhân văn của người Mường

(HBĐT) - Lễ kéo si - tên nguyên gốc tiếng Mường gọi là “Là woải kẻo khi” là phong tục lâu đời nằm trong chuỗi các nghi lễ vòng đời của người Mường. Đây là một hình thức quan tâm, chăm sóc, báo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ già, thể hiện qua tín ngưỡng dân gian. Nghi lễ mang tính nhân văn cao đẹp trong đạo lý sống của dân tộc Mường. Trên bình diện gia đình, rộng hơn là cộng đồng, xã hội góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, lối sông, lối ứng xử đầy trách nhiệm, đầy tình nghĩa của các thế hệ trong gia đình, họ tộc, cụ thể là con cháu đối với cha mẹ, ông bà, đối với NCT trong họ tộc, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong gia tộc.

Nhớ lời Bác Hồ dạy: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt - hạt nhân của xã hội là gia đình”

(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 55 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.(1)

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục