Hàng năm, trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, các ngành, đoàn thể xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tham gia ký kết thực hiện phong trào thi đua yêu nước.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBMTTQ tỉnh, MTTQ các cấp huyện Đà Bắc đã phối hợp với chính quyền, tổ chức thành viên vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, giữ vững ANTT-ATXH, nâng cao đời sống vật chất ,tinh thần cho nhân dân.
Đồng chí Xa Tiến Đắc, Chủ tịch MTTQ huyện cho biết: Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái. Xác định khối đại đoàn kết toàn dân là cơ sở thống nhất thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, AN-QP địa phương, trong nhiệm kỳ qua, MTTQ các cấp huyện đã triển khai đồng bộ chương trình hành động do Đại hội MTTQ huyện đề ra, trong đó, đặc biệt chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường tuyên truyền, vận động, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
CVĐ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là một trong những minh chứng thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc. Tính đến hết năm 2013, toàn huyện có 74.395 hộ đạt gia đình văn hóa; 58,8% KDC đạt văn hóa. Hàng năm, nhân ngày thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11), 100% KDC tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày hội được cán bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tham gia hưởng ứng tích cực, thông qua ngày hội, mối quan hệ, sự gắn bó giữa Đảng, chính quyền mặt trận và các tổ chức, đoàn thể, nhân dân ngày càng mật thiết, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Song song với CVĐ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, CVĐ ngày “vì người nghèo” với nhiều chương trình hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội cũng là một trong những hoạt động thiết thực được MTTQ các cấp huyện Đà Bắc chú trọng thực hiện nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí Xa Tiến Đắc, Chủ tịch MTTQ huyện Đà Bắc cho biết thêm: Trong 5 năm qua, toàn huyện đã vận động được hơn 2 tỷ đồng quỹ ngày vì người nghèo, từ nguồn quỹ này đã tặng quà Tết, áo ấm cho học sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo đi viện và xây mới, sửa chữa 88 nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ chương trình này, nhiều tấm lòng hảo tâm đã đến với người nghèo, hàng nghìn ngày công lao động đã được người dân huy động để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn hơn mình. CVĐ không chỉ giúp người nghèo thoát cảnh tạm bợ, ốm đau mà hơn hết, đó là nhịp cầu khơi nguồn sức mạnh đoàn kết. Mỗi một suất quà, con giống hay một mái ấm “đại đoàn kết” là thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng, xã hội dành cho những người nghèo khó, góp phần thắp sáng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội.
Nhờ phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tình hình KT-XH ở Đà Bắc đã có nhiều khởi sắc. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 38%, trung bình mỗi năm giảm 2,5%, thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm, tăng 8,7% triệu đồng so với năm 2008. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đều có bước phát triển mới, trình độ dân trí tiếp tục được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, AN-QP được giữ vững.
Hiện nay, cùng với cả nước, nhân dân huyện Đà Bắc thi đua thực hiện xây dựng NTM. Nhân dân tại các thôn, bản trong huyện đã hiến 122.596 m2 đất làm đường giao thông nông thôn, hơn 12.238 m2 đất làm các công trình phúc lợi xã hội, đưa nhiều xã trong huyện đạt từ 11 - 13 tiêu chí, bộ mặt nông thôn từng ngày đổi thay.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Ngày 27/6, Sở VH,TT&DL đã tổ chức gặp mặt, toạ đàm xây dựng gia đình hành phúc và “Phát động bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh. Khách mời tham gia buổi toạ đàm là nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; ông Hoa Hữu Văn, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH, TT&DL) và bà Bùi Thị Niềm, Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Nhà văn hóa huyện Lạc Thủy, Hội LHPN, Phòng VHTT, Huyện đoàn Lạc Thủy phối hợp tổ chức giao lưu, nói chuyện chuyên đề về “Gia đình, kỹ năng sống gia đình trẻ” nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và 300 lãnh đạo, Ủy viên BTV, BCH Đoàn thanh niên, Hội LHPN, cán bộ Văn hóa xã hội các cơ sở trong toàn huyện đã tham gia buổi nói chuyện.
(HBĐT) - Lễ kéo si - tên nguyên gốc tiếng Mường gọi là “Là woải kẻo khi” là phong tục lâu đời nằm trong chuỗi các nghi lễ vòng đời của người Mường. Đây là một hình thức quan tâm, chăm sóc, báo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ già, thể hiện qua tín ngưỡng dân gian. Nghi lễ mang tính nhân văn cao đẹp trong đạo lý sống của dân tộc Mường. Trên bình diện gia đình, rộng hơn là cộng đồng, xã hội góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, lối sông, lối ứng xử đầy trách nhiệm, đầy tình nghĩa của các thế hệ trong gia đình, họ tộc, cụ thể là con cháu đối với cha mẹ, ông bà, đối với NCT trong họ tộc, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong gia tộc.
(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 55 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.(1)
(HBĐT) - Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại TNXH, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại, phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có gần 40% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Người Mường sinh sống tập trung ở một số địa bàn như: An Lạc, An Bình, Đồng Môn, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Khoan Dụ, Thanh Nông và Liên Hòa. Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ở bàn này.