Các hoạt động văn hoá, văn nghệ mang đậm nét văn hoá truyền thống tại lễ hội.
(HBĐT) - Sáng 11/2 (tức mùng 4 Tết Bính Thân), Ban Tổ chức lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên năm 2016. Tham dự lễ khai hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.
Lễ hội chùa Tiên là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời, đã trở thành nét đẹp văn hoá của người dân địa phương mỗi độ Tết đến, xuân về. Với những cảnh quan kỳ vĩ, quần thể hang động, chùa Tiên đã được Bộ VH – TT&DL công nhận là di tích cấp quốc gia. Tại đây có đình, chùa và 20 điểm động ghi nhận những giá trị khảo cổ học, văn hoá lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên.
Đông đảo du khách thập phương đã đến lễ khai hội chùa Tiên để cầu tài, cầu lộc.
Với ý tưởng và mong muốn xây dựng khu du lịch chùa Tiên thành điểm du lịch quốc gia, huyện Lạc Thuỷ đã xây dựng đề án phát triển du lịch, dịch vụ, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu chiếm 40% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh đó, huyện Lạc Thuỷ đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp tuyến đường nội bộ trong quần thể các hang động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến đây.
Nhiều người đã xin chữ đầu năm tại lễ hội để mong muốn những điều tốt lành nhân dịp đầu xuân, năm mới.
Cùng với tham quan, vãn cảnh, lễ hội chùa Tiên được tổ chức hàng năm nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân và để cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người mạnh khoẻ, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Tại lễ khai hội đã diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ mang đậm nét văn hoá truyền thống.
P.V
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.
(HBĐT) - Tối ngày 7/2 (tức 29 Tết âm lịch), tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh, Sở VHTT&DL phối hợp với Công an tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chuơng trình nghệ thuật “dâng Đảng - tiếng hát mùa xuân” chào mừng Xuân Bính Thân 2016. Đến dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL, Công an tỉnh và đông đảo người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mai Châu, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn giấu trong đó cả sắc hương của núi rừng.
(HBĐT) - Dân tộc Mường có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đậm đà bản sắc từ lâu đời. Đối với tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và các mặt khác. Người Mường và văn hóa Mường ở Hòa Bình luôn được coi là trung tâm của dân tộc Mường cả nước với 4 Mường chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường. Cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, trong giáo dục tiếng Mường, trong phát thanh và truyền hình bằng tiếng Mường tại tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Nghi lễ hầu đồng còn gọi là Chầu văn, hát bóng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Chầu văn được xếp vào loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, thuộc địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày nay, nghi lễ Chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) được tổ chức, diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, trong số hàng chục nghìn cổ vật được sưu tầm, khai quật và lưu giữ qua các thời kỳ, tỉnh ta có một cổ vật đã vinh dự được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là chiếc sanh đồng cổ Mường Bi.