Ngày 5-8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã bỏ phiếu kín lần hai lấy tín nhiệm đối với 11 trên tổng số 12 ứng cử viên cho vị trí Tổng Thư ký (TTK) LHQ nhiệm kỳ tới
Cựu Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusic (Vét-xna Pu-xíc) ngày 4-8 đã tuyên bố rút khỏi cuộc chạy đua sau khi chỉ nhận được 2 phiếu tín nhiệm, nhưng có tới 11 phiếu không tín nhiệm trong lần bỏ phiếu thứ nhất.
Theo kết quả bỏ phiếu tại New York có được, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres (An-tô-ni-ô Guy-tê-rết) tiếp tục dẫn đầu cuộc đua với 11 phiếu tín nhiệm, 2 phiếu không tín nhiệm và 2 không có ý kiến. Tỷ lệ phiếu trong lần bỏ phiếu thứ nhất của ông Antonio Guterress là 12-0-3.
Về vị trí thứ hai và cùng được 8 phiếu tín nhiệm là cựu Ngoại trưởng Serbia, ông Vuk Jeremic (Vúc Giê-rê-míc) và cựu Ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra (Xu-xa-na Man-cô-ra). Tuy nhiên, ông Vuk Jeremic có số phiếu không tín nhiệm thấp hơn, chỉ 4 phiếu so với 6 phiếu của bà Susana Malcorra.
Đáng chú ý, người về vị trí thứ hai trong lần bỏ phiếu thứ trước là ông Danilo Turk (Đa-ni-lô Tu-cơ), cựu Chủ tịch Slovenia, đã tụt xuống vị trí thứ tư, và chỉ nhận được 7 phiếu tín nhiệm (giảm 4 phiếu so với lần trước), 5 phiếu không tín nhiệm và 3 phiếu không ý kiến.
Ứng viên nữ sáng giá, đứng ở vị trí thứ ba trong lần bỏ phiếu kín thứ nhất (được 9 phiếu tín nhiệm) là bà Irina Bokova (I-ri-na Bô-cô-va), người Bulgari, Chủ tịch UNESCO, chỉ được 7 phiếu tín nhiệm, và số phiếu không tín nhiệm cũng lên tới 7 phiếu - tăng 3 phiếu so với lần trước đó.
Ứng viên nữ tiềm năng khác là bà Helen Clark (Hê-len Clác), Tổng Giám đốc UNDP, cũng không nhận được kết quả tốt trong lần bỏ phiếu thứ hai. Bà Helen Clark chỉ được 6 phiếu tín nhiệm, giảm 2 phiếu. Số phiếu không tín nhiệm tăng từ 5 lên 8 phiếu.
Việc HĐBA LHQ bỏ phiếu tín nhiệm được cho là để các ứng viên thấy được mức độ tín nhiệm của mình, và có thể tự rút lui nếu như cảm thấy không nhận được nhiều sự ủng hộ. Lá phiếu cho ba lựa chọn "tín nhiệm", "không tín nhiệm" và "không có ý kiến".
Đây là bão lớn đầu tiên đổ bộ vào Hongkong trong năm nay với tốc độ gió 100 km/h khiến nhiều hoạt động kinh tế, xã hội tạm dừng.
Hơn 3 tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (ngày 8-11). Nước Mỹ có sẵn sàng cho một nữ tổng thống hay tâm lý cử tri đang thực sự bồn chồn muốn thay đổi, không muốn đảng Dân chủ kéo dài lãnh đạo thêm 4 năm nữa? Cả hai lý do khiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay giữa ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành cuộc đọ sức mang tính lịch sử.
Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng không “xuôi chèo mát mái” khi An-ca-ra liên tục cáo buộc Oa-sinh-tơn dính líu đến cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 vừa qua
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa Thế vận hội 2016 sẽ khai mạc tại thành phố Ri-ô đề Gia-nây-rô (5-8), những diễn biến mới trên chính trường Bra-xin và âm mưu tấn công khủng bố đã phủ bóng lên sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
Sau khi Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông, phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn và ghi lại ý kiến của một số Đại sứ các nước tại Việt Nam chung quanh sự kiện này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cuộc chạy đua giành chiếc ghế lãnh đạo Liên hiệp quốc đang nóng dần lên sau vòng bỏ phiếu kín không chính thức đầu tiên diễn ra hôm 21-7. Ông Antonio Guterres, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha đồng thời là cựu lãnh đạo Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn đã dẫn đầu cuộc bỏ phiếu này. Nhưng mọi việc vẫn chưa kết thúc.