Ngày 11-9 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo về việc áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Động thái này thể hiện sự phản đối của khối đối với lần thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên cách đây một tuần.


Một phiên biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Ảnh: Reuters


Theo CNN, lệnh trừng phạt thứ 9 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bao gồm 6 điều: hạn chế xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ đối với Triều Tiên, cấm xuất khẩu hàng may mặc, khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, hạn chế thuê lao động Triều Tiên tại nước ngoài, yêu cầu các nước đang thuê lao động Triều Tiên thông báo ngày hết hạn hợp đồng hiện có. 

Một quan chức Mỹ cho biết, lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc có thể khiến tổng lượng dầu tiêu thụ tại Triều Tiên giảm 30% khi cắt giảm 55% sản phẩm dầu mỏ tinh chế vào nước này. 

Trong khi đó, nghị quyết có điều khoản cấm xuất khẩu tất cả các loại hàng may mặc của Triều Tiên. Năm 2016, Bình Nhưỡng đã thu về 760 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm dệt may và đây được cho là ngành kinh tế lớn nhất của Triều Tiên. 

Lệnh mới cũng hạn chế lao động Triều Tiên ở nước ngoài – vốn mang lại cho nhà nước Triều Tiên hơn 500 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, lệnh cấm thứ 9 của Liên hợp quốc cũng bao gồm việc cắt giảm đầu tư nước ngoài vào Triều Tiên, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hợp tác kinh tế khác.

Dự thảo nghị quyết ban đầu của Mỹ kêu gọi cấm hoàn toàn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đối với Triều Tiên và đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Đảng Lao động và Chính phủ Triều Tiên. Tuy nhiên, sau đó, Mỹ trình Liên hợp quốc một dự thảo khác đã được sửa đổi nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc – hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - khi bỏ phiếu về dự thảo. 

Lệnh trừng phạt mới nhất thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế phản đối tham vọng phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Nghị quyết được thông qua chỉ 8 ngày sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6, ngày 3-9 vừa qua. Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên gần đây nhất mà Liên hợp quốc thông qua là vào ngày 5-8, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng thử hai tên lửa đạn đạo trong tháng 7-2017.  

 

                                                            TheoHanoimoi

Các tin khác


Cần giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng đối thoại

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 5-9, phát biểu ý kiến tại thủ đô Oa-sinh-tơn của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chô Hi-un tuyên bố, Hàn Quốc không thể chấp nhận chiến tranh là một lựa chọn để đối phó mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Xơ-un không thể chấp nhận những hậu quả mà một cuộc chiến tranh sẽ mang lại. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải đối thoại với Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Rò rỉ tài liệu Anh sẽ mạnh tay với công dân EU ngay sau Brexit

Chính phủ Anh muốn siết chặt nhập cư tay nghề thấp từ phía Liên minh châu Âu ngay khi Brexit có hiệu lực.

Nga kêu gọi các nước “không để tình cảm lấn át” vì vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các nước "không nên để tình cảm lấn át” trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ nhất trí gia tăng sức ép với Triều Tiên

(HBĐT) - Trong cuộc điện đàm diễn ra ngày 30/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (Ít-xư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) và người đồng cấp Mỹ Jim Mattis (Gim Ma-tít) đã nhất trí gia tăng sức ép đối với Triều Tiên thông qua giải pháp "hữu hình" sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 29/8 vừa qua.

Anh: Thủ tướng bác tin đồn rút khỏi chính trường

(HBĐT) - Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 31-8, Thủ tướng Anh T.Mây khẳng định bà sẽ lãnh đạo đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo ở "xứ sở sương mù". Tuyên bố được đưa ra sau khi có thông tin rằng, bà đang tính chuyện rút lui sau khi Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào năm 2019. Bà T.Mây tuyên bố sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng Bảo thủ lâu dài, đồng thời cho biết bà và chính phủ đương nhiệm không chỉ nỗ lực có được một "cuộc chia tay" có lợi cho nước Anh, mà còn đem đến tương lai tươi sáng cho Vương quốc Anh.

Mỹ lệnh đóng cửa ba cơ sở ngoại giao của Nga

(HBĐT) - Mỹ vừa đề nghị Nga đóng cửa lãnh sự quán của nước này tại San Fransico và hai cơ sở của các phái bộ thương mại của Nga tại Mỹ ở Washington và New York, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31-8 cho biết, trong một động thái nhằm đáp trả lại việc Moscow yêu cầu giảm sự hiện diện ngoại giao của Mỹ tại Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục