Ngày 11-9, CHDCND Triều Tiên đã cảnh báo Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với "một loạt các phản ứng cứng rắn hơn mà họ chưa từng phải đương đầu” nếu Washington tìm cách thúc đẩy Liên hợp quốc (LHQ) thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên.


Nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong Un tại buổi lễ chúc mừng vụ thử bom hạt nhân thành công. (Ảnh: Reuters)

Bộ Ngoại giao Triều Tiên ra thông cáo tuyên bố: "Các thủ đoạn trừng phạt và gây sức ép của Mỹ nhằm xóa bỏ chủ quyền và quyền được tồn tại của CHDCND Triều Tiên đã đạt tới một giai đoạn cực kỳ thiếu thận trọng”.

Thông cáo này cũng cáo buộc Mỹ đang tìm cách đặt ra một "nghị quyết trừng phạt” khắc nghiệt hơn bao giờ hết bằng cách thao túng Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ thông qua vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo "Triều Tiên đã sẵn sàng và sẵn lòng sử dụng bất cứ biện pháp nào” để phản ứng lệnh trừng phạt mới.

Triều Tiên còn cáo buộc Mỹ "tìm cách sử dụng các biện pháp tự vệ hợp pháp của Triều Tiên làm lý do để bóp nghẹt và kìm hãm” quốc gia Đông Á và nói rằng các vụ thử tên lửa và hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng là nhằm ngăn chặn Mỹ đe dọa tới hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

"Trong trường hợp Mỹ dựng lên một "bản nghị quyết” cứng rắn hơn và bất hợp pháp, Triều Tiên sẽ bảo đảm rằng Mỹ sẽ phải trả giá tương xứng,” bản thông cáo khẳng định.

Hiện Mỹ và Nhật Bản đang thúc đẩy HĐBA LHQ ra một bản nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch có khả năng lắp đặt trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tuần trước.

Tháng trước, sau khi Triều Tiên phóng thử hai quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, LHQ đã thông qua một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu than đá, sắt, quặng sắt và hải sản.

                                                     Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Vụ tấn công 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố 16 năm của Mỹ

Dù đạt được một số bước tiến quan trọng song cuộc chiến vẫn bị đánh giá chưa đạt hiệu quả tương xứng so với những gì Mỹ đã bỏ ra.

Mọi con đường có đưa Mỹ hướng tới lựa chọn quân sự với Triều Tiên?

Với liên tiếp các vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây của Triều Tiên, không ai rõ liệu Mỹ có thể kiên nhẫn đến bao giờ.

Cần giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng đối thoại

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 5-9, phát biểu ý kiến tại thủ đô Oa-sinh-tơn của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chô Hi-un tuyên bố, Hàn Quốc không thể chấp nhận chiến tranh là một lựa chọn để đối phó mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Xơ-un không thể chấp nhận những hậu quả mà một cuộc chiến tranh sẽ mang lại. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải đối thoại với Bình Nhưỡng nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Rò rỉ tài liệu Anh sẽ mạnh tay với công dân EU ngay sau Brexit

Chính phủ Anh muốn siết chặt nhập cư tay nghề thấp từ phía Liên minh châu Âu ngay khi Brexit có hiệu lực.

Nga kêu gọi các nước “không để tình cảm lấn át” vì vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các nước "không nên để tình cảm lấn át” trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ nhất trí gia tăng sức ép với Triều Tiên

(HBĐT) - Trong cuộc điện đàm diễn ra ngày 30/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (Ít-xư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) và người đồng cấp Mỹ Jim Mattis (Gim Ma-tít) đã nhất trí gia tăng sức ép đối với Triều Tiên thông qua giải pháp "hữu hình" sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 29/8 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục