Thống kê chính thức cho thấy Mỹ đã ghi nhận trên 1.000 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 17/8, tức là cứ 1 giờ thì có khoảng 42 bệnh nhân không qua khỏi, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh tại quốc gia này.



Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jonesboro, Arkansas, Mỹ ngày 2/8/2021. Ảnh: Bloomberg/TTXVN


Cụ thể, Mỹ đã ghi nhận thêm 1.017 ca tử vong trong ngày 17/8. Thống kê của hãng tin Reuters cho thấy số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ trong tháng qua và hiện nay ở mức trung bình 769 ca/ngày, mức cao nhất kể từ trung tuần tháng 4. Lần cuối cùng nước Mỹ ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 1.000 ca/ngày là vào tháng 3 vừa qua. Tương tự như nhiều quốc gia khác, Mỹ đang vật lộn với số ca mắc mới tăng cao do biến thể Delta. Trước tình hình này, chính quyền Tổng thống Joe Biden có kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng dịch như yêu cầu người dân đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng đến giữa tháng 1/2022.

Thống kê cho thấy số bệnh nhân COVID-19 nhập viện đã tăng khoảng 70% trong hai tuần qua, gây áp lực lớn cho các bệnh viện. Số ca mắc mới trung bình mỗi ngày trong 12 ngày qua tại Mỹ là hơn 100.000 ca, mức cao nhất trong 6 tháng qua. 

Giới chức y tế Mỹ đã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm ứng phó với mối đe dọa mới với số liều vaccine được tiêm trung bình trong 7 ngày đã tăng 14% trong 2 tuần qua. Trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ tiêm chủng còn thấp, chính quyền các bang các doanh nghiệp đã đưa ra yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine nếu không người lao động sẽ bị mất việc hoặc phải xét nghiệm thường xuyên.

Kênh CNBC dẫn số liệu cho thấy 5 bang của Mỹ gồm Florida, Louisiana, Hawaii, Oregon và Mississippi đã ghi nhận mức cao mới về số ca mắc mới trung bình mỗi ngày trong 7 ngày tính đến cuối tuần qua. Nếu tính theo đầu người, Louisiana, Mississippi và Florida là ba ổ dịch nghiêm trọng nhất nước này. Tại Louisiana, trung bình cứ 100.000 dân thì có 126 ca mắc, gấp 3 lần so với mức trung bình của cả nước. Trong khi tại Mississippi và  Florida lần lượt là 110 và 101 ca trên mỗi 100.000 ca.

*Tại Cuba, Bộ Y tế nước này thông báo đã ghi nhận 9.764 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng trong 24 giờ qua, mức cao nhất theo ngày trong 15 ngày qua, nâng tổng số ca bệnh lên mức 536.609 ca. Cuba cũng có thêm 68 ca tử vong mới, trong đó có 3 phụ nữ mang thai và 1 trẻ em,  nâng tổng số ca bệnh không qua khỏi lên mức 4.156 ca. 

Tỉnh Cienfuego đang là điểm nóng về dịch bệnh tại nước này khi ghi nhận 2.282 ca mắc mới. Tỷ lệ lây nhiễm tại đây là 4.7 ca trên mỗi 100.000 dân, cao nhất nước. Thống kê của bộ trên cho thấy hơn 27% trong tổng số 11,2 triệu dân Cuba đã được tiêm vaccine, sử dụng các vaccine do chính nước này sản xuất gồm Abdala, Soberana-02 và Soberana Plus.

Tại Chile, diễn biến dịch có dấu hiệu khả quan. Cụ thể, ngày 17/8, Chile thông báo đã ghi nhận 405 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, mức thấp nhất theo ngày kể từ tháng 4/2020. Tổng số ca mắc tại quốc gia Nam Mỹ này là 1.630.330 ca. Chile cũng ghi nhận thêm 18 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh không qua khỏi lên mức 36.438 ca.

Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ lây nhiễm tại Vùng đô thị Santiago là 1% trong khi 13 trong số 16 vùng khác tại Chule ghi nhận ở mức 2% hoặc thấp hơn. Tới nay, hơn 83% trong tổng số 15,2 triệu người trong diện tiêm chủng tại quốc gia Nam Mỹ này đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

                            Theo Baotintuc

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục