Ngày 7/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố ông đã ra lệnh cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật sử dụng vũ khí sát thương nhằm chống lại những phần tử khủng bố, đồng thời cho phép nổ súng không cần cảnh báo trước.




Binh sĩ được trên khai tại quảng trường chính ở thành phố Almaty sau khi hàng nghìn người biểu tình tụ tập phản đối chính quyền. Ảnh: Reuters
Tổng thống Tokayev khẳng định ông cho phép sử dụng vũ lực, kể cả vũ lực sát thương, nhằm ngăn chặn các phần tử khủng bố và vãn hồi trật tự, ổn định. Nhà lãnh đạo Kazakhstan cũng bác bỏ mọi khả năng thương lượng với khủng bố.

Trong bài phát biểu toàn quốc được phát trên truyền hình, Tổng thống Tokayev cho hay ít nhất 20.000 tay súng đã tấn công thành phố Almaty, các phần tử nổi dậy có vũ trang được huấn luyện và có một trung tâm làm nhiệm vụ điều phối nhóm này. Ông Tokayev tuyên bố những kẻ khủng bố sẽ bị tiêu diệt nếu không đầu hàng.

Theo trang tin trực tuyến Tengrinews.kz cùng ngày, nhà chức trách Kazakhstan đã đã ban bố "báo động đỏ" (mức nghiêm trọng) về nguy cơ khủng bố trên toàn quốc. Chính quyền cho phép các đặc vụ tiến hành khám xét người dân và các phương tiện theo ý muốn, hạn chế hoặc định hướng việc di chuyển của họ, cũng như tiếp cận thông tin được truyền qua các kênh viễn thông khác nhau. Ngoài ra, mức độ cảnh báo đỏ đòi hỏi phải huy động toàn bộ lực lượng và đặc vụ của Kazakhstan.

Sở cảnh sát thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan ngày 7/1 bác bỏ thông tin đang có các nỗ lực tuồn lậu vũ khí vào thủ đô. Tuyên bố của sở cảnh sát Nur-Sultan nêu rõ: "Thông tin trên là không đúng… Tình hình ở thủ đô Nur-Sultan vẫn ổn định và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát”.

Trong khi đó, biểu tình bạo loạn vẫn nổ ra ở nhiều nơi. Truyền thông Kazakhstan cho biết trên 3.000 người đã bị bắt giữ trong các cuộc bạo động trên khắp cả nước. Lực lượng an ninh nước này cũng tiêu diệt 26 phần tử vũ trang trong các cuộc đụng độ.

Trong khi đó, ngày 7/1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cho biết trật tự hiến pháp cơ bản đã được khôi phục ở tất cả các khu vực của đất nước và các chính quyền địa phương đang kiểm soát tình hình.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Tokayev khẳng định các hoạt động chống khủng bố đã được triển khai và lực lượng thực thi pháp luật đang làm việc tích cực. Ông nhấn mạnh trật tự hiến pháp về cơ bản đã được khôi phục tại tất cả các khu vực của đất nước. Chính quyền các địa phương đang kiểm soát tình hình.

Theo nhà lãnh đạo Kazakhstan, nhiều phần tử khủng bố vẫn có các hành vi gây hư hại tài sản của nhân dân, do vậy nước này cần duy trì lực lượng an ninh cho đến khi các hoạt động phá hoại chấm dứt. Ngoài ra, Tổng thống Kazakhstan còn ban hành một số chỉ thị nhằm tiếp tục ổn định tình hình đất nước.

Biểu tình bạo loạn đã buộc Tổng thống Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh, thành lớn của đất nước, trong đó có tỉnh Mangistau, thành phố Almaty và thủ đô Nur-Sultan. Tổng thống Tokayev cũng đã yêu cầu các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới nước này để lập lại trật tự và ổn định tình hình.

Theo Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/1, các đơn vị đầu tiên của nước này thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể của tổ chức CSTO đã đến Kazakhstan. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay: "Những máy bay vận tải hàng không quân sự đã đưa những đơn vị đầu tiên của lực lượng chính trong thành phần Nga thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tới lãnh thổ của Kazakhstan”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng xác nhận lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO được triển khai đến Cộng hòa Kazakhstan trong một thời gian nhất định để ổn định và bình thường hóa tình hình. Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ các cơ sở quan trọng, căn cứ quân sự và hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật nhằm lập lại trật tự. Binh sĩ Nga đã được vận chuyển bằng máy bay quân sự đến Kazakhstan, trong khi các đơn vị trước đó bắt đầu thực hiện nhiệm vụ được giao.



                        Theo Baotintuc

Các tin khác


Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa siêu thanh

Ngày 6/1, Triều Tiên cho biết đã tiến hành phóng thử thứ mà họ gọi là một tên lửa "siêu thanh" một ngày trước đó. Bình Nhưỡng khẳng định họ đã tiến hành thành công vụ phóng thử tên lửa này.

Thế giới cần học cách chung sống với đại dịch Covid-19

Để chung sống với dịch Covid-19, các nhà khoa học cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là thực hiện tiêm chủng trên toàn thế giới, các chính phủ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các loại thuốc kháng virus.

Cam kết đáng hoan nghênh về ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân

Năm cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng là năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) vừa ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Cộng đồng quốc tế hoan nghênh cam kết chính trị của P5, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn đương đầu nhiều vấn đề an ninh tiềm ẩn.

Kinh tế thế giới bước sang năm 2022 "lạc quan nhưng thận trọng"

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái, với sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng.

Đa phần các ca COVID-19 nhập viện tại Anh có triệu chứng không quá nghiêm trọng

Ngày 4/1, Quốc vụ khanh phụ trách vaccine và y tế công cộng Anh, bà Maggie Throup, cho biết các bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại nước này nhìn chung có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các trường hợp trước đây, do đó chưa cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong giai đoạn này.

Cận cảnh tiếp tế ở thành phố 13 triệu dân bị phong tỏa cứng 13 ngày ở Trung Quốc

13 triệu người dân thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bước sang tuần thứ hai "phong tỏa cứng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục