Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022. 

 

Chú thích ảnh
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Bài viết nhấn mạnh với sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng, kinh tế Việt Nam đã bật tăng mạnh mẽ trong quý II vừa qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng mạnh nhất trong gần 11 năm trở lại đây.

Điều này dự kiến sẽ thúc đẩy GDP trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa kỳ vọng 5,5% của chính phủ. Cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng 2,04%. 

Khi công bố số liệu trên vào ngày 29/6, Tổng Cục Thống kê Việt Nam nhấn mạnh so với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới, đây là mức tăng trưởng khá cao, đồng thời cho biết Việt Nam cũng đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. 

Theo tác giả, sau  khi Việt Nam từng bước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vào cuối năm 2021, các ngành công nghiệp và nhà máy trong nước đã khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ.

Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 185,94 tỷ USD, sản xuất công nghiệp tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo Bloomberg, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam là nhờ các biện pháp kích thích 15 tỷ USD do chính phủ ban hành cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng. Điều này có lợi cho việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam, giúp quốc gia Đông Nam Á này trở thành điểm đến đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn. 

Tuy nhiên, Tổng Cục Thống kê Việt Nam cũng cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm như áp lực lạm phát, biến động chính trị toàn cầu và dư chấn của dịch bệnh…

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi đầu tháng cũng khuyến nghị Việt Nam duy trì cảnh giác với rủi ro lạm phát như giá nhiên liệu và nhập khẩu tăng cao có thể kiềm chế đà phục hồi nhu cầu trong nước.

Cùng với giá lương thực và năng lượng gia tăng, giá tiêu dùng tháng 6 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ, trong khi chi phí vận chuyển tăng 21,4% so với cùng kỳ. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là kiểm soát lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm nay.


Theo TTXVN

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục