Lạm phát của Pháp trong tháng 6 này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991, trong bối cảnh giá lương thực và năng lượng tăng vọt kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine.


Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo dữ liệu sơ bộ của cơ quan thống kê Insee công bố ngày 30/6, giá tiêu dùng trong tháng 6 tại Pháp tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá năng lượng tăng 33,1% và giá lương thực tăng 5,7%.

Nếu tính theo Chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) - thước đo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để đánh giá lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giá tiêu dùng tại Pháp đã tăng 6,5%.

Nhà phân tích Charlotte de Montpellier thuộc ngân hàng ING cho rằng những số liệu này là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lạm phát sắp đạt đỉnh tại Pháp.

Theo bà Charlotte de Montpellier, đà tăng giá sẽ bắt đầu chậm lại vào cuối năm nay khi giá năng lượng ổn định và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch Covid-19.

Tính trên toàn khu vực Eurozone, giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua tăng 8,1%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% của ECB.

Lạm phát gia tăng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay khiến các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trên toàn cầu, theo đó giá các mặt hàng như năng lượng, ngũ cốc, phân bón tăng cao.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Trung Quốc phát triển điện mặt trời trên sa mạc

Với mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh điểm vào năm 2030 và trung hòa khí thải carbon trước năm 2060, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện năng lượng mặt trời ở các vùng sa mạc rộng lớn miền tây bắc nước này.

Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt

Ngày 27/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.

Nga cắt giảm khí đốt đe dọa trung tâm hóa chất lớn nhất thế giới

Phụ thuộc nhiều vào khí đốt khiến ngành hóa chất rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương khi thiếu hụt nguồn cung.

WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/6 nhận định bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.

Giá dầu thô tăng vọt vì xung đột Nga-Ukraine, vấn đề Iran xuất hiện tín hiệu tích cực

Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu thô đã tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng dầu của Iran có thể thay thế một số nguồn năng lượng của Nga đang bị tẩy chay và người ta đã thấy xuất hiện tín hiệu tích cực về đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Qatar trở thành nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp của châu Âu

Châu Âu từ lâu đã từ chối các thỏa thuận dài hạn với Qatar về năng lượng, nhưng xung đột ở Ukraine đang buộc họ phải thay đổi thái độ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục