Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) ngày 30/6 thông báo sẽ duy trì chính sách tăng sản lượng dầu đã lên kế hoạch vào tháng 8 tới, nhưng không thảo luận chính sách này từ tháng 9 bởi giá dầu đang tăng do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và những lo ngại rằng nhóm này ít có khả năng tăng sản lượng.
Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hội nghị của OPEC+ được tổ chức vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công du Trung Đông, trong đó có Saudi Arabia, nơi ông dự kiến sẽ hối thúc tăng sản lượng dầu.
Tại hội nghị gần đây nhất ngày 2/6, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8, cao hơn mức tăng 432.000/ngày.
Giá dầu đã tăng lên những mức cao nhất kể từ năm 2008 sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine. Giá đã giảm bớt nhưng hiện vẫn ở mức trên 115 USD/thùng vào ngày 30/6 do nguồn cung bị thắt chặt và những lo ngại rằng các nước OPEC có ít khả năng tăng sản lượng nhanh chóng.
Saudi Arabia và Nga lần lượt là 2 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong OPEC+. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, sản lượng của Nga đã giảm từ khoảng 11 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 xuống mức trung bình 10 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022.
Theo TTXVN
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại lâu đài Elmau, thuộc bang Bavaria (Bayern), miền nam Đức, đã nhất trí cùng đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, đồng thời bảo đảm cho vấn đề an ninh năng lượng.
Với mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh điểm vào năm 2030 và trung hòa khí thải carbon trước năm 2060, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện năng lượng mặt trời ở các vùng sa mạc rộng lớn miền tây bắc nước này.
Ngày 27/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
Phụ thuộc nhiều vào khí đốt khiến ngành hóa chất rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương khi thiếu hụt nguồn cung.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/6 nhận định bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, dù Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh này.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu thô đã tăng vọt. Các nhà phân tích cho rằng dầu của Iran có thể thay thế một số nguồn năng lượng của Nga đang bị tẩy chay và người ta đã thấy xuất hiện tín hiệu tích cực về đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.