Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn số liệu được Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 1/7 cho biết, tỷ lệ lạm phát trong tháng 6/2022 tại Italy đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng lạm phát hàng tháng cao nhất trong 36 năm qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Mức tăng tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 6, cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát 6,8% của tháng 5, mức tăng cao nhất kể từ khi Italy gia nhập đồng tiền chung euro năm 1999. Nhưng lần cuối cùng tỷ lệ lạm phát tăng 8% là vào tháng 1/1986, khi Italy vẫn sử dụng đồng lira.
ISTAT cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 6/2022 đã tăng 1,2% so với tháng 5, do giá năng lượng tháng 6 đã tăng 48,7% so với một năm trước đó, cao hơn mức tăng 42,6% từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022. Yếu tố chính đẩy giá năng lượng lên cao là xung đột Nga - Ukraine.
Giá năng lượng cao hơn cũng đã đẩy giá thực phẩm chế biến lên cao với mức tăng 8,2% trong tháng 6, thực phẩm không chế biến tăng 9,6%, dịch vụ giải trí và chăm sóc cá nhân tăng 5,0%, vận tải tăng 7,2% và các dịch vụ chung tăng 3,4%.
Các yếu tố khác, chẳng hạn như mùa Hè khô nóng bất thường tại Italy, được cho là có thể làm giảm 30% sản lượng nông nghiệp của nước này trong năm nay, chưa được phản ánh đầy đủ trong số liệu lạm phát tháng 6/2022.
Cùng ngày, ISTAT cũng công bố rằng các khu vực phía Bắc Italy, nơi bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nhất hồi năm 2020, là động lực cho sự phục hồi kinh tế của nước này trong năm 2021. Cơ quan thống kê quốc gia cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Tây Bắc Italy đã tăng 7,4% trong năm 2021, trong khi khu vực Đông Bắc tăng 7%, so với mức trung bình của cả nước là 6,6%. Miền Trung Italy có mức tăng trưởng 6% trong khi miền Nam tăng 5,8%, mặc dù khu vực này hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực xây dựng (tăng 25,9%) và nông nghiệp (tăng 3,6%).
Theo TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới có thể tạo cơ hội để virus lây lan đến các nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc trẻ em.
Ngày 29/6, hãng dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ và công ty dược phẩm đối tác BionTech SE của Đức đã công bố hợp đồng cung cấp vaccine ngừa COVID-19 trị giá 3,2 tỷ USD cho Chính phủ Mỹ. Theo đó, hai hãng dược phẩm này sẽ chuyển giao 105 triệu liều vaccine loại này cho Mỹ muộn nhất là cuối Hè năm nay.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại lâu đài Elmau, thuộc bang Bavaria (Bayern), miền nam Đức, đã nhất trí cùng đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, đồng thời bảo đảm cho vấn đề an ninh năng lượng.
Với mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh điểm vào năm 2030 và trung hòa khí thải carbon trước năm 2060, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện năng lượng mặt trời ở các vùng sa mạc rộng lớn miền tây bắc nước này.
Ngày 27/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.