Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch (CDC) Mỹ, từ đầu mùa cúm đến nay, nước này đã ghi nhận ít nhất 25 triệu ca mắc bệnh cúm, trong đó có 270.000 trường hợp phải nhập viện và 17.000 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cũng theo cơ quan trên, trong tuần kết thúc ngày 14/1, tại Mỹ có hơn 6.300 người phải nhập viện do nhiễm cúm. Ngoài ra, từ đầu mùa cúm đến nay đã có 85 bệnh nhi tử vong do nhiễm loại virus này, trong đó có 6 ca ghi nhận trong tuần này.
Trước số ca nhiễm cúm tăng nhanh, CDC Mỹ kêu gọi người dân tích cực đi tiêm phòng cúm hằng năm để ngăn ngừa lây nhiễm và tránh nguy cơ mắc các triệu chứng nặng.
Theo TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, bà dự định sẽ nêu các vấn đề quan ngại giữa hai nước tại cuộc gặp, song nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc cần giải quyết bất đồng và ngăn sự cạnh tranh dẫn tới xung đột.
Liên hợp quốc dự báo, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới ngay trong năm 2023, mặc dù tốc độ tăng dân số của Ấn Độ đang chậm lại.
Biến đổi khí hậu kéo theo hàng loạt thảm họa thiên nhiên tiếp tục là mối đe dọa hàng đầu đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế có những bước đi nhanh chóng và cụ thể hơn, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay tiến triển thành thảm họa khí hậu.
Ngày 18/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày. Trong đó, gần 50% mức tăng là nhờ Trung Quốc dỡ các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng đại dịch COVID-19.
Hệ thống y tế của một loạt quốc gia trên thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, do sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhiễm các căn bệnh hô hấp vào mùa đông và lỗ hổng nhân lực y tế trầm trọng. Ðây là một thách thức lớn với nỗ lực đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường sau đại dịch, đe dọa làm lu mờ các thành quả chống dịch đã đạt được.
Trong cuộc điện đàm mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã thảo luận về kế hoạch xây dựng trung tâm khí đốt của khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc. Trong thông báo ngày 16/1, Ðiện Kremlin nhấn mạnh, Moskva và Ankara ưu tiên hợp tác năng lượng, gồm việc Nga cung cấp khí đốt tự nhiên và nỗ lực thiết lập một trung tâm khí đốt của khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng bàn cách tháo gỡ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.