Từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 27-3 (theo giờ địa phương của từng nước), người dân trên khắp hành tinh lại một lần nữa có cơ hội thể hiện ý thức của mình trong vấn đề chống biến đổi khí hậu khi cùng tham gia tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất.

Kể từ khi chiến dịch được phát động vào năm 2007 với duy nhất Australia, đến năm nay, 120 quốc gia trên thế giới đã đăng ký tham gia sự kiện này, tương đương khoảng 60% dân số toàn cầu. Với việc ngày càng nhiều nước hưởng ứng Giờ Trái đất, có thể nói chiến dịch tắt đèn “bật sáng” ý thức người dân về vấn đề khí hậu toàn cầu đã thành công.

Thường được biết đến là chiến dịch của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), nhưng “hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn” này xuất phát từ ý tưởng của một người đàn ông Australia có tên là Andy Ridley. Theo Ridley, ý tưởng của anh là nhằm giúp người dân, các doanh nghiệp, chính phủ trên toàn thế giới nhận thức được sự nguy hiểm của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhà hát Opera ở Sydney, Australia không sáng đèn trong một giờ vì Trái đất năm 2009.

Một sự kiện mới xảy ra trong ngày 25-3 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi môi trường sống trên hành tinh của chúng ta. Đó là sự kiện một đảo đá nhỏ trong vịnh Bengal đang là lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Bangladesh đã chìm bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Giới khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến băng ở hai cực Trái đất tan vĩnh viễn và làm tăng mực nước biển.

Trong suốt một thập kỷ qua, các chuyên gia của khoa Hải dương thuộc Đại học Jadavpur tại TP Calcutta (Ấn Độ) đã nhận thấy mực nước trong vịnh Bengal tăng với tốc độ đáng báo động. Năm 2000, mực nước biển mới chỉ tăng thêm 3mm mỗi năm. Song trong thập kỷ qua nước biển tăng thêm khoảng
5 mm/năm.

Theo quan điểm của Ridley, các biện pháp “cứu” Trái đất chỉ là các hành động nhỏ xuất phát từ ý thức của mỗi con người và việc nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường là một yếu tố hàng đầu. Việc tiết kiệm năng lượng giúp hạn chế lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính thải ra ngoài môi trường rất lớn.

Theo thống kê của WWF, các hộ gia đình ở New Zealand sau khi sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng thay loại bóng sợi đốt thông thường đã giảm được trung bình gần 107.000 tấn CO2/năm, tiết kiệm được 25 triệu USD chi phí thanh toán các hóa đơn điện. Và việc tắt đèn trong một giờ chính là để nhắc nhở mọi người về “một hành động nhỏ cho thay đổi lớn”.

“Tôi hy vọng rằng mỗi giờ đều là Giờ Trái đất”, Ridley hào hứng chia sẻ về những mong ước cho chiến dịch Giờ Trái đất trong tương lai. Hy vọng của Ridley chính là thông điệp mà WWF gửi đến các công dân toàn cầu. Với khẩu hiệu “hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, WWF kêu gọi mỗi người dân hãy cùng nhau hành động để ứng phó với mối hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. 

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thủ tướng Nga (phải) và Thủ tướng Ukraina bắt tay trong cuộc họp báo chung tại dinh thự Thủ tướng Nga ở ngoại ô thành phố Matxcơva vào ngày 25/3.
Không có hình ảnh

Mexico bắt giữ “Vua heroin”

Cảnh sát liên bang đã bắt giữ ông “Vua heroin” của Mexico, một trong những tay buôn bán ma túy quyền lực, chịu trách nhiệm tuồn hàng ngàn kg heroin vào Nam California, Mỹ, mỗi năm.

Trung Quốc cung cấp dữ liệu về sông Mekong

Các dự án đập thủy điện ở miền Nam Trung Quốc và lượng mưa thấp được xem là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong giảm sâu

Nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Ðông

Việt Nam quan ngại trước tình hình căng thẳng hiện nay ND - Theo Roi-tơ, sau khi cuộc hội đàm kín tại Nhà trắng giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu diễn ra ngày 23-3 kết thúc mà không có tín hiệu khả quan nào, Washington và Ten A-víp đã tổ chức thêm các cuộc đối thoại nhằm đạt được thỏa thuận về việc khôi phục lại đàm phán giữa Ixraen và Palextin.

Anh – Israel: Rạn nứt quan hệ ngoại giao vì bê bối hộ chiếu giả

Lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, Anh đã trục xuất một nhà ngoại giao Israel vì ông này có liên quan đến vụ Israel sử dụng hộ chiếu Anh giả mạo, phục vụ cho vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Mahmoud al-Mabhouh ở Dubai hồi tháng 1.

Mỹ: Luật cải cách y tế bị kiện

Cuộc chiến pháp lý về luật cải cách y tế đã nổ ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành luật này hôm 23-3

Báo chí Trung Quốc: Hạn hán là do phá rừng nguyên sinh và xây thủy điện

Hãng Tân Hoa ngày 24-3 đưa tin, nạn hạn hán ở vùng Tây Nam Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và lan rộng, hiện 5 tỉnh là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng tỉnh Vân Nam tổn thất về nông nghiệp đã lên tới hơn 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,9 tỷ USD) khiến hàng chục triệu người thiếu nước uống. Hàng loạt con sông cạn khô tới đáy làm hoạt động giao thông trên sông đình trệ, nhiều tuyến đường thủy phải tạm ngưng hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục