Dự thảo ngân sách năm 2012 được Tổng thống Barack Obama trình Quốc hội hôm 14/2 (theo giờ địa phương) không những thu hút sự quan tâm của người dân Mỹ, mà còn của nhiều quốc gia cũng như giới chuyên môn bởi những nguyên nhân khác nhau.

 

Thứ nhất, liên quan tới khoản ngân sách trị giá 3.730 tỷ USD. Khoản ngân sách này (bắt đầu có hiệu lực từ 1/10) chủ yếu giành cho các chương trình liên quan tới hạ tầng cơ sở và giáo dục…, còn nhiều hạng mục khác đều bị hạn chế chi nhằm giảm 1.100 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới. Để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, Tổng thống Barack Obama dự định giảm chi đối với hơn 200 chương trình không liên quan tới an ninh. Riêng trong tài khóa 2012 đặt mục tiêu giảm 33 tỷ USD.

Thứ hai, cắt giảm ngân sách dành cho quốc phòng. Ngân sách 2012 của Bộ Quốc phòng chỉ còn 656 tỷ USD (giảm 2,7% so với mức 674 tỷ USD của tài khóa 2011), trong đó có 118 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở AfghanistanIraq. Trong 5 năm tới, ngân sách dành cho quốc phòng sẽ giảm 78 tỷ USD, chủ yếu cho các chương trình vũ khí không quan trọng như máy bay C-17, động cơ cho máy bay chiến đấu joint Strike Fighter và phương tiện vận chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ.

Tổng thống Barack Obama.

Thứ ba, tăng chi phí cho một số lĩnh vực khác mà Tổng thống Barack Obama thấy cần thiết để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong tài khoá 2012, ngành giáo dục được chi 77,4 tỷ USD (tăng 11%) còn Bộ Ngoại giao được cấp 55 tỷ USD (tăng 22%). Tổng thống Barack Obama cũng đề xuất tăng chi phí cho phát triển và nghiên cứu y sinh học, tăng gấp đôi chi ngân sách cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng, chi cho kế hoạch đường sắt cao tốc…

Thứ tư, những tranh luận. Trong khi Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, ông Harry Reid coi dự thảo ngân sách năm 2012 là sự hy sinh và lựa chọn khó khăn, là kế hoạch dài hạn mang tính trách nhiệm cao nhằm giảm 1/2 thâm hụt ngân sách thì Chủ tịch Hạ viện John Boehner lại coi kế hoạch ngân sách mới của người đứng đầu Nhà Trắng có quá nhiều khoản chi tiêu, giảm quá nhiều thuế và vay quá nhiều.

Thứ năm, những cảnh báo. Dự thảo ngân sách năm 2012 cho thấy, thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa hiện nay của Mỹ sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 1.645 tỷ USD. Tổng thống Barack Obama dự kiến thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới sẽ lên mức 7.210 tỷ USD và mức thâm hụt hàng năm thấp nhất là 607 tỷ USD.

Với mức thâm hụt dự kiến trong tài khóa 2012 giảm xuống còn 1.101 tỷ USD, ngân sách của Mỹ đạt mức thâm hụt kỷ lục trong 4 năm liên tiếp, vượt mức 1.000 tỷ USD/năm. Đến năm 2015 thâm hụt ngân sách giảm từ mức 10,9% trong năm tài khóa 2011 hiện nay xuống mức 3,2% GDP. Nếu kết thúc năm tài chính 2011 (30/9) dư nợ dự kiến đạt 1.5476 tỉ USD thì đây là lần đầu tiên nợ công của Mỹ chính thức vượt quá GDP kể từ Đại chiến thế giới lần thứ II.

Giới chuyên môn cho rằng, dự thảo ngân sách năm 2012 là tin buồn đối với tầng lớp nghèo và trung lưu bởi Tổng thống Barack Obama đề nghị hủy bỏ hoặc cắt giảm kinh phí của hơn 200 chương trình nhằm tiết kiệm khoảng 33 tỉ USD vào năm 2012.

Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Jack Lew cho biết, kế hoạch kể trên sẽ giúp Chính phủ giảm được một nửa thâm hụt ngân sách liên bang vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama. Tạp chí kinh tế Tiền tệ và Thị trường của Mỹ số ra ngày 14/2 đã đề cập tới 6 nguy cơ đang thách thức đà phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Những ''''rạn nứt về ủng hộ Ukraine'''' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?

Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.

Indonesia bắt giữ đối tượng khủng bố nguy hiểm

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, lực lượng chống khủng bố nước này đã bắt giữ một đối tượng nguy hiểm tại tỉnh Tây Papua.

Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục