Chính quyền Mỹ đã áp đặt các lệnh cấm vận với hai quan chức cấp cao của quân đội Iran bao gồm cấm đi lại và các trừng phạt về tài chính ngày 13-12.

Từ trái sang, Tư lệnh quân đội Iran Ataollah Salehi, Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Hasan Firouzabadi và Tư lệnh Vệ binh cách mạng Mohammad Ali Jafari trong một buổi lễ của quân đội - Ảnh: AP

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa hai trong số những quan chức quân đội cấp cao nhất của Iran vào danh sách đen gồm: Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Iran Hassan Firouzabadi và Phó tư lệnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Abdollah Araqi.

Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ tài sản nào họ sở hữu ở Mỹ sẽ bị đóng băng, các công ty Mỹ bị cấm làm ăn với hai cá nhân này và hai người này bị cấm vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Washington cáo buộc hai ông Firouzabadi và Araqi đã có các hành vi đàn áp người biểu tình sau cuộc bầu cử ở nước này năm 2009. Các nhà phân tích nói các lệnh cấm vận mới có thể ít ảnh hưởng trực tiếp do Mỹ và Iran không có quan hệ quân sự và rất ít các quan hệ tài chính, thương mại, nhưng có thể là khởi đầu cho một dự luật trừng phạt mới nặng nề hơn với Tehran.

Trong khi đó, ngày 12-12, Quốc hội Mỹ đã bắt đầu đưa ra thảo luận ngân sách quốc phòng 662 tỉ USD bao gồm điều khoản sửa đổi yêu cầu chính quyền nhắm vào các định chế tài chính nước ngoài đang làm ăn với Ngân hàng Trung ương Iran. Chính phủ của Tổng thống Barack Obama lo ngại cách tiếp cận cứng rắn của quốc hội có thể làm tăng giá dầu và gây xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế vốn đã chậm chạp.

Nhưng ngày 13-12, các tín hiệu mới đã được phát đi khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói chính quyền theo dõi và liên hệ sát sao với các động thái liên quan đến Iran ở quốc hội. Lệnh cấm vận mới sẽ cấm các định chế tài chính nước ngoài làm ăn với Ngân hàng Trung ương Iran được phép mở hoặc tiếp tục các hoạt động kinh doanh ở Mỹ.

Điều này đồng nghĩa với việc Tehran có thể không được phép xuất khẩu dầu mỏ ra nước ngoài, do để nhập khẩu dầu từ Iran, các nước nhập khẩu sẽ phải thông qua ngân hàng trung ương nước này để có đồng nội tệ Iran.

Hiện Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là những đối tác thương mại chính của Iran. Ngoài ra, khá nhiều đồng minh của Mỹ cũng nhập dầu từ quốc gia vùng Vịnh này, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á và Hi Lạp, Tây Ban Nha, Ý ở châu Âu.

 

                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Cảnh sát Trung Quốc trên các tàu tuần tra sông Mekong - Ảnh: Reuters
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngư dân Trung Quốc "đâm lính tuần dương Hàn Quốc", 1 người chết

Một nhóm ngư dân Trung Quốc đã tấn công 2 lính biên phòng tuần dương Hàn Quốc sau khi họ chặn các ngư dân này vì nghi ngờ đánh cá trái phép. 1 người đã thiệt mạng.

Quan hệ liên Triều “tăng nhiệt” vì cây thông Giáng sinh

Hàn Quốc cho biết sẽ cho dựng cây thông Giáng sinh bằng đèn màu gần biên giới căng thẳng với Triều Tiên, bất chấp cảnh báo trả đũa của Bình Nhưỡng trước điều mà họ gọi là “cuộc chiến tâm lý” của nước láng giềng.

Hiệp ước cứu đồng euro chia rẽ EU

Hôm qua 9-12, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU), ngoại trừ Anh, đã đạt thỏa thuận thắt chặt các quy định ngân sách của khối đồng euro. Tuy nhiên châu Âu vẫn chưa tìm ra giải pháp khẩn cấp để chống khủng hoảng nợ.

Quốc hội Nhật thông qua hiệp định hợp tác hạt nhân với Việt Nam

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua các Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, Jordan, Nga và Hàn Quốc, mở đường cho việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ liên quan đến hạt nhân sang các nước này.

Chuyển động quân sự tại Đông Nam Á

Một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự nhằm đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ 21.

Myanmar khẳng định không hợp tác hạt nhân với CHDCND Triều Tiên

Myanmar lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ những lời đồn đoán rằng nước này đang hợp tác với CHDCND Triều Tiên về công nghệ vũ khí hạt nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục