Luật sư Lê Công Định lúc bị bắt.
Ngày 20-21/1, TAND TP HCM sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử cựu luật sư Lê Công Định cùng 3 người khác về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ luật hình sự.
TTXVN đưa tin, đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Các ông Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi), Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định (42 tuổi) và Lê Thăng Long (43 tuổi) cùng với một số tổ chức ở nước ngoài đã tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “bất bạo động”, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Thẩm phán chủ tọa phiên xử là ông Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM. Cựu luật sư Lê Công Định sẽ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Luật sư Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho bị can Trần Huỳnh Duy Thức; ông Lê Thăng Long có luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ; bị can Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi) sẽ là thân chủ của luật sư Đoàn Thái Duyên Hải.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, 4 bị can đã làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước, phát tán cho nhiều người đọc nhằm xuyên tạc, kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cụ thể, ông Lê Công Định tham gia "Đảng dân chủ Việt Nam" - tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền để xây dựng một Quốc hội mới, Nhà nước mới, Hiến pháp mới. Ông Định được phân công viết tài liệu lôi kéo người tham gia, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ.
Ông Định được giao nghiên cứu, soạn thảo chỉnh sửa "Tân Hiến pháp" để khi lật đổ chính quyền thì thay thế Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Ông Định bị cho là đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu và 32 cuốn sách có nội dung xuyên tạc, tuyên truyền, kích động chống Nhà nước, thể hiện rõ quyết tâm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Cùng bị cáo buộc chống đối nhà nước như cựu luật sư Lê Công Định là ông Trần Huỳnh Duy Thức. Các cơ quan tố tụng cho rằng đủ căn cứ xác định, cuối năm 2005, ông Thức chủ mưu thành lập "Nhóm nghiên cứu Chấn", lôi kéo một số người tham gia nhằm thay đổi chế độ. Đây cũng là người được cho là khơi nguồn công kích xuyên tạc các chính sách của Chính phủ.
Ông Thức phân công nhiệm vụ cho từng người trong nhóm, vạch rõ kế sách "Đoài đánh Đoài" (Cộng sản đánh Cộng sản). Cụ thể, người này cho rằng trong nội bộ Đảng có hai thành phần. Ông Thức sẽ tác động, liên kết với lực lượng cấp cao để nắm quyền lãnh đạo đất nước nhằm phục vụ âm mưu thay đổi chế độ chính trị vào thời điểm "phất cờ" 2010-2011.
Kết quả điều tra còn cho thấy, ông Lê Thăng Long có tham gia "Nhóm nghiên cứu Chấn" của Trần Huỳnh Duy Thức. Nhằm triển khai kế sách "Đoài đánh Đoài", ông Long tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, với kế hoạch tạo vị trí trong cơ quan quyền lực cao nhất để tiếp cận, tác động lãnh đạo cao cấp ủng hộ hoạt động của nhóm.
Tổng cộng, ông Long đã làm ra 29 tài liệu trong đó có 15 tài liệu mang nội dung vạch ra đường lối, kế hoạch hành động, 13 tài liệu bị cho là mang nội dung kích động, bộc lộ ý đồ lật đổ chính quyền.
Nguyễn Tiến Trung lúc bị bắt. Ảnh: CAND. |
Cơ quan công tố cũng xác định, cuối năm 2006, ông Nguyễn Tiến Trung tham gia vào "Đảng dân chủ VN". Đến tháng 3/2008, thạc sĩ công nghệ thông tin du học ở nước ngoài này đã làm ra 50 đầu tài liệu mang nội dung "chống Nhà nước"; trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn "Thanh niên dân chủ" trên các trang web nhằm tập hợp nhiều thanh niên Việt Nam đang học ở Pháp, Mỹ.
Theo truy tố của VKS, ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung sẽ bị xét xử theo khoản 1 Điều 79 với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Riêng ông Lê Thăng Long thuộc trường hợp "đồng phạm khác" bị áp dụng khoản án, khung hình phạt từ 5 đến 15 năm tù.
Ngày 13/6/2009, ông Lê Công Định bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt để điều tra hành vi "tuyên truyền chống nhà nước XHCN", theo điều 88 Bộ luật hình sự. Ông Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức cũng đã bị bắt về cùng tội danh. Ngày 7/7/2009, người thứ 4 là Nguyễn Tiến Trung bị bắt với cáo buộc có hành vi chống nhà nước. Sau nhiều tháng điều tra, các cơ quan tố tụng đã quyết định chuyển tội danh của 4 bị can từ "tuyên truyền chống nhà nước XHCN" (khung hình phạt cao nhất 20 năm) sang truy tố về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (mức phạt cao nhất tử hình). |
Theo VnExpress
Năm 2009, ngành Giao thông vận tải Thủ đô đã có một cuộc “đại cách mạng” trên đường phố. Đó là việc đồng loạt "nắn" lại các điểm nút giao thông, "cưỡng chế" người dân tuân thủ luồng tuyến. Đây có phải là giải pháp tối ưu trong lúc hạ tầng cho giao thông của thành phố chưa đi cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông?
Liên tiếp trong thời gian gần đây, tại địa bàn tỉnh Thái Bình đã xảy ra những vụ án mà hung thủ là các đối tượng đều đang ở độ tuổi thanh niên mới lớn. Có vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng mà kẻ thủ ác lại chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ra tay rất tàn nhẫn, mất hết tính người mà nguyên nhân có thể chỉ từ một cái "nhìn đểu" thiếu thiện cảm, sự châm chọc bằng vài lời nói, hay một kiểu đi xe đánh võng trên đường...
Thượng tá Mai Xuân Nghĩa, Thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự khu vực 4 (thuộc quân khu IV, đóng tại TP Huế) đã kể lại với Báo chí những tình tiết chưa được công bố ngay trong đêm diễn ra trọng án.
M. đã không biết và cũng không thể làm gì để đòi lại sự công bằng cho mình. Còn người thân của M. lại đem nỗi bất hạnh của em ra toan tính, mặc cả và xúc phạm lẫn nhau
Đúng 5h30 ngày 17/1, các lực lượng Công an, Quân đội bất ngờ tấn công vào phòng 314, nhà nghỉ Như Phước. Chưa đầy 10 phút sau, các lực lượng đã tước được vũ khí, bắt gọn kẻ bắt cóc con tin và giải thoát nạn nhân - một cô gái 16 tuổi.
Theo tin từ Tòa án nhân dân tối cao, dự kiến trong các ngày 18, 19-1, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ mở 3 phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 bị cáo: Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Văn Hùng cùng phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự.