Trần Dương Phúc.

Trần Dương Phúc.

Đi tới đâu Phúc cũng tự xưng những chức danh rất oách để lừa gạt những người có nhu cầu xin việc làm. Hứa hẹn “bố trí” giải quyết việc cho một số người, Phúc đã chiếm đoạt của họ gần 100 triệu đồng

Với vóc dáng bề ngoài khá lịch lãm, cung cách giao tiếp rất tinh tế và có sức thuyết phục nhiều người bằng những câu từ rất…công chức, chỉ sau một thời gian ngắn, một gã thanh niên lêu lổng đã mạo danh người có chức quyền để giăng bẫy "cò" xin việc làm, rồi giở chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân ở hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Sau hơn hai tháng đếm bước vào trại tạm giam, chân tướng kẻ lừa đảo đã lộ diện rõ nét.

Theo tường trình của chị Dương N.B. (34 tuổi) giáo viên một trường THCS ở thị xã Sông Cầu. Do gia cảnh khó khăn, nên thời gian gần đây chị B. luôn mong muốn được chuyển công tác về TP Tuy Hòa, vì ở đó chị đã có gia đình ở phố Duy Tân, phường 5. Sau nhiều lần nghe chị B. bày tỏ nguyện vọng, ông Trần Trọng Lực (54 tuổi), trú ở 152 Trần Phú, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa tỏ ra cảm thông, nên cất công dò tìm người giúp đỡ.

Tình cờ biết được Nguyễn Ngọc Phương (43 tuổi), trú ở 21/4 Lê Trung Kiên, phường 1, TP Tuy Hòa có mối quan hệ thân quen với nhiều người, ông Lực chủ động đặt vấn đề nhờ Phương. Theo hẹn, một ngày cuối tháng 9/2009, ông Lực cùng anh Phương đến quán cà phê Tùng ở góc phố Tản Đà - Phan Đình Phùng, phường 1 để tiếp xúc với người có thể giải quyết nguyện vọng của chị B. Đó là Trần Dương Phúc (28 tuổi), trú ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Khi nghe ông Lực đặt vấn đề cụ thể, Phúc thản nhiên trả lời: "Tưởng chuyện gì, chứ mấy vụ chuyển công tác cho cán bộ, công chức thì cháu đã làm cho mấy trường hợp rồi. Chú yên tâm, chuyện này thì cháu giải quyết ba mươi giây". Hai bên thỏa thuận mức chi phí cho phi vụ này hơn 30 triệu đồng, thời hạn giải quyết trong một tháng.

Ngày 8/10/2009, ông Lực cùng chị B. đến quán Cây Mận ở đường Tản Đà để giao hồ sơ xin chuyển công tác và tiền "đặt cọc" 15 triệu đồng. Cầm số tiền này, Phúc vung tay tiêu xài, còn hồ sơ của chị B. thì vứt bỏ, thế nhưng hơn một tuần sau đó Phúc vẫn trả lời điện thoại với ông Phúc rằng công việc đang "xuôi chèo, mát mái" để lấy thêm 3 triệu đồng nữa.

Có thể nói, Trần Dương Phúc là đối tượng lừa đảo hết sức liều lĩnh. Thừa biết mình chỉ là kẻ "vô danh tiểu tốt", không thể giải quyết được yêu cầu của chị B., nhưng hắn vẫn khua môi múa mép báo tin cho ông Lực biết đã có quyết định tiếp nhận và bố trí công tác tại TP Tuy Hòa cho chị Dương N.B. và hẹn gặp họ ở góc đường Bạch Đằng - Phan Đình Phùng vào chiều 31/10/2009.

Khi gặp nhau, Phúc tiếp tục giở chiêu lừa: "Quyết định đã có rồi, nhưng chưa đóng dấu, chú đưa hết số tiền còn lại để cháu đi lấy quyết định". Trớ trêu như thế, nhưng không hiểu vì sao ông Lực và chị B. vẫn cả tin đến mức giao cho Phúc 13 triệu đồng. Chờ mãi đến tối vẫn không thấy "ân nhân" của mình trở lại, ông Lực điện thoại mời Phúc tới quán cà phê Tháp Sơn ở phố Tản Đà.

Thêm một lần nữa Phúc khất hẹn đến ngày 5/11/2009 với những dấu hiệu không bình thường, nên người bị hại khẩn báo cho Công an vào cuộc. Qua đấu tranh khai thác, các điều tra viên cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa phát hiện, ngoài trường hợp của chị B., Trần Dương Phúc đã giăng bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người khác.

Mặc dù không dính dáng gì đến Công ty TNHH Nhân Việt ở tỉnh Bình Định, nhưng đi tới đâu, ngồi chỗ nào Phúc cũng lần lượt xưng danh Phó giám đốc, Trưởng phòng nhân sự, phụ trách hoạt động tiếp thị và môi giới giải quyết việc làm của doanh nghiệp nêu trên.

Tháng 9/2008, tình cờ biết anh Trần Ngọc H. (26 tuổi), trú ở thôn Định Thành, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa đang có nhu cầu xin việc làm, Phúc hứa hẹn sẽ "bố trí" công việc giảng dạy ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa thuộc Bộ Công thương, phù hợp với chuyên ngành anh H. đã được đào tạo. Nhẹ dạ, cả tin nên anh H. đã "cúng" cho Phúc 20 triệu đồng.

Không làm được như đã hứa, nhưng Phúc vẫn dẻo mồm, ngọt giọng thuyết phục anh H. đưa thêm 10 triệu đồng để cùng với hắn lập thủ tục thành lập một công ty có trụ sở giao dịch ở phố Điện Biên Phủ, phường 7, TP Tuy Hòa. Doanh nghiệp đăng ký chức năng cung ứng lao động trong nước, do Trần Ngọc H. làm giám đốc, nhưng mọi quan hệ giao dịch đều do Phúc thực hiện hết sức bát nháo, nên một tháng sau khi hoạt động, trụ sở giao dịch đã phải đóng cửa vì doanh nghiệp giải thể. Từ đó, Phúc lang thang ở các quán cà phê cóc, xưng danh Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Nhân Việt để lừa gạt những người có nhu cầu xin việc làm.

Tình cờ trong một quán cà phê cóc bên lề phố Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP Tuy Hòa, Phúc khơi chuyện làm quen và hứa hẹn xin cho chị Nguyễn Thị M.H. (23 tuổi), trú ở thôn Phú Hội, An Ninh Đông, huyện Tuy An làm việc ở Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên. Tưởng thật, chị M.H. đã đưa trước cho Phúc 6 triệu đồng để chi phí.

Cũng bằng chiêu "xin việc làm" cho anh Nguyễn Minh T. (23 tuổi), trú ở khu phố Phước Hậu, phường 9 vào lái xe tại Bưu điện Phú Yên, "bố trí" cho anh Nguyễn Thanh H. (28 tuổi), trú ở hẻm 2 Phan Bội Châu làm công nhân bảo dưỡng thiết bị máy cho một doanh nghiệp nhà nước, Phúc chiếm đoạt của họ 10 triệu đồng…

Bước đầu, cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa xác định Trần Dương Phúc đã thực hiện gần 10 phi vụ lừa đảo với số tiền chiếm đoạt gần 100 triệu đồng. Sau khi bị khởi tố, Trần Dương Phúc đã bị vào trại tạm giam và chờ ngày hầu tòa


                                                                              Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổng cục CS QLHC về TTXH – Bộ Công an: Kiểm tra công tác đảm bảo ANTT trong dịp Tết Canh Dần 2010

(HBĐT) - Ngày 28/1, đoàn công tác của Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH – Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Công Sơn – Phó Tổng cục trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Hòa Bình về công tác đảm bảo ANTT trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010.

Những cuộc giải cứu nghẹt thở

Có lúc là một bé gái nhẹ dạ bị lừa gạt ra nước ngoài, có khi lại là cháu bé sơ sinh bị bắt cóc, đưa sâu vào nội địa Trung Quốc... Niềm vui của người lính hình sự nơi biên giới hòa chung với giọt nước mắt đoàn viên của gia đình các nạn nhân sau bao ngày lưu lạc. Những cuộc giải cứu nghẹt thở ấy thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an Việt Nam và Công an Trung Quốc.

Án mạng từ rượu

Chỉ tính đầu tháng 12/2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã xảy ra 7 vụ án mạng nghiêm trọng, làm chết 7 người, trong đó có 5 vụ án mạng liên quan đến rượu, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân.

Nhiều khách hàng của hiệu cầm đồ bị "thuốc"

Nhiều người chĩa tầm ngắm vào hàng thanh lý tại các cửa hiệu cầm đồ với suy nghĩ "đồ đem cầm là đồ tốt nhưng khi cần thanh lý để thu hồi vốn, chủ hiệu sẽ bán với giá rất rẻ". Chính suy nghĩ ấy đã tạo cơ hội cho không ít chủ hiệu cầm đồ trời ơi tung nhiều mánh lới làm ăn bất chính khiến nhiều thượng đế ôm hận khi phải trả tiền thật để rinh về những món đồ không còn giá trị sử dụng.

Kho hàng lậu "núp bóng" xưởng lắp ráp đồ điện

Nếu chỉ nhìn bên ngoài, sẽ lầm tưởng kho hàng lậu là một xưởng sản xuất thông thường vì kho chứa hàng lậu nằm sâu phía trong. Qua kiểm đếm, số hàng lậu thu giữ gồm máy xay sinh tố, đèn sạc điện, vợt muỗi, nồi cơm điện, máy sấy tóc, máy sưởi... trị giá khoảng 300 triệu đồng…

Ngành tư pháp chú trọng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL

(HBĐT) - Năm 2009, ngành đã thực hiện tự kiểm tra 288 văn bản QPPL, trong đó, cấp tỉnh 46 văn bản, cấp huyện 242 văn bản. Tiếp nhận, kiểm tra 610 văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp, trong đó cấp tỉnh có 112 văn bản, cấp huyện 498 văn bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục