Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Công an TP HCM tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ Công an TP, nhằm ôn lại những truyền thống, chiến công và thành tích của lực lượng Công an TP HCM qua các thời kỳ, trong đó, từ sau năm 1975, Công an TP HCM đã có những "trận đánh" để đời, góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở thành phố mang tên Bác.
1. Sau ngày 30/4/1975, TP HCM là nơi tập trung nhiều đối tượng lưu manh, côn đồ, tệ nạn của chế độ cũ, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6/1976 đến tháng 12/1976, trên địa bàn quận 1 và huyện Hóc Môn liên tiếp xảy ra 4 vụ giết người rồi bỏ xác vào bao tải, quấn vải, tẩm xăng đốt xác để phi tang. Nạn nhân hầu hết là các cô gái trẻ con gia đình giàu có. Do đó, yêu cầu cấp bách mà lãnh đạo đặt ra cho Công an TP là phải tìm ra bằng được thủ phạm để chặn đứng bàn tay tội ác, đem lại sự bình yên, sự tin tưởng vào chính quyền cách mạng và lực lượng Công an nhân dân. Nhận nhiệm vụ, trong khi trình độ nghiệp vụ của các các bộ, chiến sĩ Công an TP còn hạn chế nhưng bù lại rất mưu trí và gan dạ. Chính vì vậy mà không bao lâu sau đó, Công an TP đã bắt được kẻ thủ ác Bùi Văn Đắc và 12 đồng phạm, thu giữ 4 khẩu súng, 1 ôtô, 1 xe xích lô dùng để chở xác nạn nhân... Tại cơ quan Công an, ngoài việc thừa nhận đã thực hiện 4 vụ giết người, Đắc và đồng bọn còn thú nhận một vụ giết người thuê vào ngày 21/9/1976 tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, nạn nhân là Nguyễn Văn Loui (tự Lê), bị sát hại bằng axít. Với những tội ác man rợ đó, Bùi Văn Đắc cùng Vũ Phi Phổ, Nguyễn Vĩnh Lâm, Lê Phụng Nghiệp đồng bọn của hắn, bị tuyên án tử hình. Các tên còn lại bị phạt từ 5 năm tù đến chung thân. Sau hơn 1 năm kể từ ngày băng cướp Bùi Văn Đắc sa lưới, TP HCM xảy ra một vụ án gây chấn động dư luận cả nước. Đó vụ giết hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga xảy ra vào lúc 23h30' ngày 26/1/1978 tại số nhà 114, Ngô Tùng Châu, quận 1. Theo quần chúng nhân dân cho biết, thì vào khoảng 22h45', họ thấy 1 xe ôtô chở vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga về nhà. Sau đó người dân nghe tiếng súng nổ và tiếng khóc thất thanh của cháu bé, và thấy hai tên lạ mặt vội vàng lên xe Honda 67 tẩu thoát. Sau khi nghiên cứu hiện trường, bằng các biện pháp nghiệp vụ, ban chuyên án nhận định, vụ án này có khả năng là vụ bắt cóc không thành nên bọn tội phạm buộc phải giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Từ nhận định chính xác này, ngày 10/4/1979, lực lượng Công an TP HCM đã bắt được tên Nguyễn Thanh Tân, kẻ cầm đầu băng cướp chuyên bắt cóc tống tiền tại TP HCM và đã gây ra 3 vụ bắt các tống tiền, trong đó có vụ bắt con của nghệ sĩ Thanh Nga không thành nên chúng sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Nguyễn Thanh Tân cùng 13 tên đồng phạm đã cúi đầu nhận tội và kẻ cầm đầu phải chịu hình phạt cao nhất. Vụ án kết thúc, người dân thành phố và cả nước, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ rất phấn khởi, tin tưởng và khâm phục lực lượng Công an đã ngày đêm đấu tranh phá án để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Một số đối tượng bị Công an TP HCM bắt trong các vụ án nổi tiếng. 2. Vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, trong khi các vụ phạm pháp hình sự liên quan đến trật tự xã hội tạm lắng thì các vụ án về phá hoại, gây rối về chính trị; lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng lại nổi lên. Trần Mạnh Quỳnh tức Trần Văn Nhị (Jimmy Trần) nguyên là trung úy quân đội Sài Gòn, sau 30/4/1975, trong lúc đang học đã trốn trại cải tạo, vượt biên sang Hoa Kỳ. Giữa năm 1990, Quỳnh tham gia tổ chức hoạt động lưu vong tại Hoa Kỳ và lập ra "Câu lạc bộ trẻ" để tập trung thanh niên Việt Nam tại Mỹ, nhằm chống lại Tổ quốc. Để thực hiện ý đồ này, Quỳnh và đồng bọn đã nhiều lần về Việt Ngày 15/2/1993, Quỳnh về Việt Nam và gặp Lê Thiện Quang (chuẩn uý quân đội Sài Gòn) ở xã Hưng Lộc, Thống Nhất, Đồng Nai để kiểm tra vật liệu gây nổ và tìm cách vận chuyển về TP HCM thì bị Công an TP HCM phát hiện, bắt giữ. Từ lời khai của Quỳnh, Công an TP tiếp tục bắt các tên còn lại và đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật Việt Cùng với vụ án này, Công an TP HCM còn khám phá nhanh chóng các vụ án như: Vụ án lợi dụng tôn giáo hoạt động chống phá cách mạng do Trần Đình Thủ cầm đầu; vụ án Lý Tống cướp máy bay để hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; vụ án dùng kinh tế chuyển hoá chính trị do Lâm Văn Quang và đồng bọn thực hiện… 3. Bước sang thế kỷ XXI, TP HCM có bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đời sống người dân ngày một nâng cao, nhưng cũng là lúc mà các loại tội phạm, tệ nạn "thời đại mới" bắt đầu xuất hiện. Bọn chúng hoạt động với quy mô lớn hơn, tinh vi hơn, manh động hơn và tổ chức chặt chẽ hơn. Để giữ vững tình hình an ninh trật tự, TP HCM đã đề ra chương trình mục tiêu trấn áp tội phạm, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Nhờ đi vào thực tiễn với quyết tâm cao, tình hình tội phạm, tệ nạn đã giảm đi đáng kể. Nhiều khu vực có gái mại dâm đứng đường; các băng nhóm bảo kê, đâm thuê chém mướn; các tụ điểm ma túy hoạt động công khai… liên tiếp bị xoá sổ để trả lại sự bình yên vốn có. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần ngọn, muốn bứng tận gốc ma túy thì phải triệt tiêu các tay trùm; muốn án hình sự giảm thì phải nhanh chóng còng tay những băng nhóm tội phạm mới manh nha. Với mục đích đó, Công an TP đã quyết tâm với cuộc chiến đấu đầy cam go và đã mang lại những chiến công vang dội. Một trong những chiến công đó là khám phá đường dây mua bán, tàng trữ ma túy do Nguyễn Văn Hải (Hải "luận") và Nguyễn Đình Hoành cầm đầu. Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 11/2002 đến ngày bị bắt, cha con Nguyễn Đình Hoành đã 9 lần sang Lào vận chuyển 892 bánh heroin (312,2kg) về Việt Trong năm 2003, Công an TP HCM còn lập nên một kỳ tích khác là khám phá vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà (phường 18, quận Tân Bình) xảy ra vào khoảng 21h ngày 19/5/2003. Bọn chúng điên cuồng nổ súng, để tháo chạy, làm 1 người chết và 7 người bị thương. Công an TP HCM không chỉ thực hiện thành công chuyên án này mà còn khám phá thêm 4 vụ án đặc biệt nghiêm trọng khác do hai tên Nguyễn Ngọc Tuấn và Nguyễn Văn Tiếp cùng đồng bọn thực hiện… Theo Báo CAND
Qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện trên địa bàn tỉnh mới hình thành một đường dây cung cấp ma túy tổng hợp.
Không giống việc sử dụng “hàng nóng” như các băng nhóm xã hội đen ở các thành phố lớn khác. Chuyện dùng súng ống tự chế ở Tây Nguyên có những nét hết sức riêng biệt. Nhưng việc sử dụng súng ở Tây Nguyên tràn lan khiến các nhà quản lý hết sức đau đầu.
(HBĐT) - Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, để chào mừng non sông đã thu về một mối, ngày 15/5/1975, Trung ương Đảng quyết định tổ chức trọng thể ngày hội mừng chiến thắng. Ở Sài Gòn, cuộc mít tinh, diễu hành được tổ chức long trọng và đón Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vào thăm. Trong những ngày tháng hào hùng đó, có một người con của đất Mường Hòa Bình đã được trực tiếp tham gia công tác bảo vệ ANTT cho ngày hội. Ông là Nguyễn Hữu Thư ở xóm Đồng Giang, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, một trong những chiến sỹ đầu tiên của lực lượng công an Hòa Bình chi viện cho an ninh miền nam.
Trước yêu cầu quá tải về lưu trữ tàng thư chứng minh nhân dân (CMND), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội (TTXH) đã tham mưu cho Bộ Công an xây dựng Đề án "Hiện đại hóa, đơn giản hóa việc cấp CMND". Đến nay, đề án này đã được triển khai thực hiện tại nhiều địa phương, bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác cấp CMND, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính mà Bộ đang chỉ đạo thực hiện.
Từ 20/5, mức nặng nhất cho việc dừng đỗ xe ôtô sai quy định lên tới 1 triệu đồng, gấp hơn 3 lần so với mức phạt cũ. "Nếu không gửi xe vào bãi thì chỉ uống một cốc cà phê hoặc ăn bát phở đã bị mất tới tiền triệu"- anh Phạm Văn Cường ở Long Biên đúc rút.
Khám phá thủ đoạn ngụy trang tinh vi, làm rõ hệ thống cồng ngầm như "trận đồ bát quái" chôn sâu xuống đất hơn 2m, được "bọc" bởi lớp bê tông dày kiên cố đã tốn mất 3 tháng cùng với những mưu trí của các trinh sát Cục CSMT và Công an Hải Dương.