Tang vật của vụ án.

Tang vật của vụ án.

Sau khi nhận đề 625, sinh viên Dũng khoanh đáp án và thao tác tiếp theo, Dũng sẽ viết các đáp án, ví dụ, 1a, 2b, 3c và gửi "tin nhắn đặc biệt" đó ra ngoài cho Vũ. Ở ngoài, Vũ gửi tiếp đáp án đó cho những thí sinh có mã đề đã đăng ký trước.

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 24/4, Công an TP Hà Nội đã khám phá đường dây thi thuê đại học tại chức và đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng. Đến ngày 27/4, rất nhiều thủ đoạn của các đối tượng trong đường dây thi thuê đã được cơ quan Công an làm rõ, cho thấy đây là vụ thi thuê có tổ chức và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Ngày 27/4, trao đổi với PV Báo CAND, Thượng tá Vũ Minh Chính, Phó Trưởng phòng PA25 Công an TP Hà Nội cho biết, trước đây Công an Hà Nội cũng đã bắt được một số đường dây thi thuê, nhưng là thi thuê các môn thi tự luận.

Còn ở vụ án này, các đối tượng không chỉ tổ chức thi hộ môn tự luận mà còn "chơi" cả môn trắc nghiệm. Điều này không ai ngờ tới. Lâu nay chúng ta cứ nghĩ ra đề thi theo hình thức đề trắc nghiệm với nhiều mã đề khác nhau trong một phòng thi là có thể yên tâm, thí sinh ngồi cạnh nhau cũng không thể chép bài (vì các câu hỏi đã được xáo trộn thứ tự), nhưng các đối tượng rất tinh vi, đã nghĩ ra thủ đoạn rất mới.

Đào Tiến Dũng, 20 tuổi, sinh viên của hệ CĐ của một trường thuộc khối kinh tế. Dũng là đối tượng bị phát hiện thi hộ tại phòng thi 45 của địa điểm thi đặt tại phố Thái Thịnh, Hà Nội đã khai nhận: Nhiệm vụ của Dũng là phải giải đề trắc nghiệm Lý, Hoá. Môn Lý thi vào sáng 24/4, Dũng đã thực hiện trót lọt.

Chiều 24/4, thi môn Hoá, trong khi đang chuyển đáp án ra ngoài thì Dũng bị phát hiện. Kiểm tra điện thoại di động mà Dũng lén lút mang vào phòng thi, các trinh sát phát hiện thấy một tin nhắn đã được "lập trình" sẵn, trong đó có đánh số từ 1 đến 50 (tương ứng với 50 câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm).

Sau khi nhận đề 625, Dũng đã kịp khoanh đáp án và thao tác tiếp theo, Dũng sẽ viết các đáp án, ví dụ, 1a, 2b, 3c và gửi "tin nhắn đặc biệt" đó ra ngoài cho Phùng Đình Vũ, 28 tuổi, một trong những đối tượng chính của đường dây thi thuê này. Ở ngoài, Vũ gửi tiếp đáp án đó cho những thí sinh có mã đề đã đăng ký trước.

Nếu cần giải thêm mã đề nào, Vũ lại nhắn cho Dũng. Trong phòng thi, Dũng xin mã đề mới và giải, gửi ra ngoài...

Phân tích tính chất tinh vi và thủ đoạn các đối tượng, Trung tá Lê Hùng, Đội trưởng Đội An ninh Giáo dục, Phòng PA 25 Hà Nội cho hay: "Sau khi xác định một mắt xích chính của đường dây là Phùng Đình Vũ, nhiệm vụ của chúng tôi phải ngăn chặn kịp thời môn Toán sẽ diễn ra vào sáng 25/4. Khi chúng tôi ập đến điểm thi đặt tại 131 phố Thái Thịnh, phát hiện tại phòng thuộc bộ phận hành chính tổ chức có một nhóm người đang giải bài và photo lời giải để "phát tán" tới các địa chỉ đã được đặt hàng từ trước đó. Đã có 3 câu trong đề tự luận Toán được giải và đã có khoảng 40 bản sao lời giải. Những người có mặt trong phòng đó đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Đáng tiếc là có cả 2 giảng viên đại học môn Toán tham gia giải và phản biện đề".

Tang vật của vụ án.

Cũng theo Trung tá Lê Hùng, các đối tượng đều là những người có học, trong đó, Vũ đã tốt nghiệp ĐH Lâm nghiệp, đang ôn thi cao học vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Lê Đình Phương, 29 tuổi, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, phó điểm thi tại 131 Thái Thịnh; Nguyễn Văn Vinh, 29 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển vận tải và Nguyễn Văn Sinh, trật tự viên tại địa điểm thi 131 Thái Thịnh, cùng công tác một cơ quan với Vinh. Các đối tượng Phương, Sinh được giao nhiệm vụ tổ chức kỳ thi "nghiêm túc, an toàn", nhưng đã trực tiếp nhúng tay vào đường dây thi thuê này.

Đã có 60 thí sinh đăng ký tham gia được nhận bài giải từ đường dây thi hộ của Phương, Vũ, Vinh, Sinh. Số tiền các đối tượng thu được không nhỏ, trong đó, nhiệm vụ của Vũ là tìm "gà" để lọt vào phòng thi. Vì đề thi trắc nghiệm năm nay có 6 mã đề, Vũ cần tuyển 6 "gà" nhưng thời gian gấp gáp, Vũ mới tuyển được Dũng và 4 đối tượng khác. Loá mắt vì đồng tiền, Vũ còn huy động cả bạn gái tham gia vào đường dây thi thuê này với vai trò tìm đối tác "có nhu cầu đỗ ĐH mà không phải nghĩ".

Năm 2008, năm 2009, Dũng, Vũ đã thực hiện trót lọt một số trường hợp nhờ thi hộ. Đích đến của nhóm này là hệ tại chức của những trường ĐH có quy mô tuyển sinh lớn. Chúng biết, hệ tại chức vốn quản lý lỏng lẻo và luôn được coi là "sân sau của nhiều trường ĐH" để giáo viên "kiếm cơm"...

Vụ án này hiện đang được cơ quan điều tra mở rộng. Tuy nhiên, theo Thượng tá Vũ Minh Chính, mùa thi đang đến gần, các trường ĐH cần nghiêm túc chấn chỉnh công tác tổ chức thi, công tác coi thi, trong đó quan trọng nhất là thái độ của giám thị.

Ở vụ án này, công tác coi thi ở một số điểm thi của ĐH Kinh tế quốc dân quá lỏng lẻo, vì theo như lời khai của đối tượng liên quan, có thí sinh bị phát hiện mang điện thoại, giám thị đã yêu cầu mang ra ngoài, một lát sau thí sinh đó lại có điện thoại mới mà không hề bị phát hiện. Thậm chí, có phòng thi, mỗi thí sinh phải đóng 200 ngàn tiền ngoài lệ phí để "bồi dưỡng" giám thị

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Hiệu quả tiếp nhận phản ánh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Liên tiếp trong thời gian gần đây, thông qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trên mạng xã hội bằng hình ảnh, clip, lực lượng công an đã xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), hầu hết các vi phạm về TTATGT gây bức xúc trong người dân và xã hội từng bước được xử lý theo quy định.

Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục