Anh hùng Nguyễn Văn Lực nói rằng, ông đã từng có 5 năm gắn bó với Ban An ninh TW Cục từ những năm tháng kháng chiến nhưng bây giờ mà để tự đi một mình thì chắc sẽ lạc mất.
Mặc cái nắng chang chang, trưa 28/4, cả khu vực trước nghĩa trang Ban An ninh TW Cục, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tượng đài đồng chí Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) vẫn tấp nập bởi hàng ngàn đại biểu từ khắp nơi trên cả nước cùng đổ về dự họp mặt tại căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. Nơi đây, 35 năm trước là cơ quan đầu não của lực lượng An ninh miền
Cán bộ, chiến sỹ Công an quây quần bên di tích Trung ương Cục miền Nam.
Người cựu cận vệ của Phó trưởng Ban An ninh TW Cục miền Nam Lâm Văn Thê (Ba Hương), ông Nguyễn Văn Miền tay bắt mặt mừng cùng các đồng đội trong Tiểu ban Bảo vệ chính trị, Ban An ninh TW Cục miền Nam.
Ông xúc động cho biết, tuy đã tuổi cao sức yếu nhưng ông lặn lội từ tận đất mũi Cà Mau lên đây từ ngày hôm trước. Đã rất nhiều năm rồi ông mới được gặp lại đồng đội nên ông cố ý chọn góc ngồi tận ngoài cùng để tìm bạn cũ và cũng để cùng nhau lên nghĩa trang thắp nén hương trước những người đã hy sinh. Chỉ có điều, người cũ nhưng cảnh đã thay đổi khác nhiều. Nhìn căn cứ toàn rừng rậm xưa kia nay khang trang, lại có cả những công trình kỷ niệm lớn như tượng đài, bảo tàng… mà mừng muốn rơi nước mắt. Vậy là hơn 600 đồng đội của ông đang nằm trong nghĩa trang nơi đây đã và sẽ mãi mãi là nơi mà đồng đội tìm đến mỗi khi ghé thăm…
Ngay sát bên những cựu cán bộ của Tiểu ban Bảo vệ chính trị Ban An ninh TW cục, rất nhiều những cựu cán bộ An ninh T4 cũng hồ hởi tập trung về. Không khó để nhận ra những gương mặt anh hùng quen thuộc: Đoàn Thị Thu, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thanh Bình, Nguyễn Văn Lực, Lê Văn Bé…
Anh hùng Nguyễn Văn Lực nói rằng, ông đã từng có 5 năm gắn bó với Ban An ninh TW Cục từ những năm tháng kháng chiến nhưng bây giờ mà để tự đi một mình thì chắc sẽ lạc mất. Ông và những người lính An ninh T4 ngày nào thật sự mừng bởi những cơ sở vật chất ngày hôm nay, những công trình lịch sử được khánh thành ngày hôm nay sẽ là di tích ngàn đời cho con cháu, giúp các thế hệ con em sau này hiểu sâu sắc hơn những gì mà cha anh họ đã hy sinh, cống hiến.
Riêng Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa, nguyên Chánh Văn phòng Ban An ninh TW Cục miền Nam thì xúc động chia sẻ: Về lại căn cứ hôm nay, những người được sống sót trở về như ông không thể không bùi ngùi nhớ về một thời đạn bom ác liệt, hy sinh thiếu thốn trăm bề, nhớ những trảng rừng xanh của Tràng Tà Xia, Bàu Lùng Tung… nhớ những căn nhà lá, bếp Hoàng Cầm, cái hầm chữ A, căn hầm chữ Z..., nhớ những đồng chí lãnh đạo, những tấm gương mẫu mực, kiên trung như đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Cao Đăng Chiếm, đồng chí Lâm Văn Thê và đồng chí Bùi Thiện Ngộ cũng như những đồng đội đã quên mình hy sinh mặc dù tuổi đời còn rất trẻ… Nhớ để tự hào rằng mình và đồng đội đã được góp phần vào trang sử vẻ vang của Ban An ninh TW Cục, nhưng càng vui mừng hơn vì nơi đây đã trở thành di tích lịch sử văn hóa, được Bộ Công an đầu tư trùng tu, tôn tạo, phục chế và giữ gìn.
Ông cũng hy vọng, việc xây dựng, khánh thành Tượng đài Bảo vệ An ninh Tổ quốc, nhà Bảo tàng Công an nhân dân tại di tích không chỉ để ghi công sự cống hiến của toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Ban An ninh TW Cục mà còn để góp phần giáo dục truyền thống cho lực lượng Công an nhân dân hôm nay và mãi mãi sau này
Theo Báo CAND
Mặc dù cấp trên 3 lần ra lệnh cho ông nhảy dù để bảo đảm tính mạng, nhưng phi công Phạm Ngọc Lan vẫn chần chừ. "Lúc ấy mình nghĩ xót quá. Chiếc máy bay có giá trị rất lớn, trong khi đất nước còn nghèo, không phải một chốc một lát mà bỏ đi được. Còn nước còn tát, mình xin phép được hạ cánh bắt buộc". Nhìn thấy bãi ngô phía bên kia sông Đuống, ông quyết định đáp máy bay xuống và vẫn bảo đảm an toàn.
Cặp nam nữ ăn vận lịch sự xách cặp táp đỗ xe máy trước cửa hiệu của chị Thu rồi hùng hổ đi vào chìa biên lai bảo "nộp phạt" với những lý do rất trời ơi. Sau một hồi, thấy thái độ của hai “thanh tra” như phường chợ búa, chị Thu sinh nghi bấm số gọi Công an phường thì cả hai ra xe chuồn mất dạng.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Công an TP HCM tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ Công an TP, nhằm ôn lại những truyền thống, chiến công và thành tích của lực lượng Công an TP HCM qua các thời kỳ, trong đó, từ sau năm 1975, Công an TP HCM đã có những "trận đánh" để đời, góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở thành phố mang tên Bác.
Những chiếc xe nhập lậu (phần lớn từ Campuchia) được mông má để bán cho người tiêu dùng theo 2 cách. Các đối tượng mua bộ hồ sơ gốc và những chiếc xe ôtô, xe máy đã cũ nát, thanh lý, sau đó cắt số khung dán vào xe nhập lậu, rồi sử dụng nguyên bộ hồ sơ gốc đó cho chiếc xe nhập lậu. Cách thứ hai, các đối tượng làm hẳn một bộ hồ sơ giả có số khung, số máy trùng với chiếc xe nhập lậu rồi bán cho người tiêu dùng.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra nhiều vụ cướp xe taxi với những thủ đoạn hết sức tinh vi, manh động và xảo quyệt. Bọn tội phạm thường thuê lái xe taxi chở đến các khu vực vắng vẻ, ít người qua lại, sau đó sử dụng các công cụ, phương tiện được chuẩn bị từ trước để gây án. Chỉ tính riêng trong năm 2008 đã xảy ra 3 vụ cướp giết lái xe taxi đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân.
Lực lượng CSGT hóa trang khi dừng phương tiện vi phạm phải xuất trình thẻ ủy nhiệm của Trưởng phòng CSGT, đồng thời giải thích cho người vi phạm biết, thông báo bằng bộ đàm cho CSGT trong tổ công tác đi sau phối hợp xử lý.