Ông Nguyễn Quang Giảng và những kỷ vật chiến trường

Ông Nguyễn Quang Giảng và những kỷ vật chiến trường

(HBĐT) - Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ cao điểm vô cùng ác liệt. Trước tình hình trên, Bộ Công an đã có Chỉ thị số 53 về việc điều động cán bộ ngành Công an đi chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược có vị trí quan trọng. “Vào thời điểm chiến sự nóng bỏng này, tôi đã hăng hái và không hề nao núng vào chi viện cho chiến trường B3 – Tây Nguyên” – ông Nguyễn Quang Giàng, cựu cán bộ Công an tỉnh Hoà Bình nhớ lại.

 

Hơn một phần ba thế kỷ đã trôi qua, nhưng kỷ niệm về những năm tháng tại chiến trường B3 vẫn còn sâu đậm trong tâm trí ông. Đó là đầu tháng 4/1972, ông cùng đoàn công tác vượt Trường Sơn qua Quảng Bình, Quảng Trị vào Gia Lai, Kon Tum. Ông kể: Khi đó, máy bay B52 của địch hoạt động suốt ngày đêm. Chúng thả pháo sáng, bom nổ chậm, chất độc hoá học làm cho rừng trụi hết lá để máy bay V010 dễ bề trinh sát, phát hiện và tiêu diệt lực lượng ta chi viện. Mặc cho bom đạn, đường đèo, suối lội, ông và đoàn công tác vẫn không chùn bước. Sau 3 tháng hành quân, ông đã vào đến tỉnh Gia Lai. Nói là tỉnh, nhưng ở vùng chiến khu rừng núi hiểm trở, cơm không đủ ăn, chỉ có củ sắn, bắp ngô, cơ quan và nơi làm việc là những chiếc lán nhỏ dưới bụi cây. Đói ăn, sốt rét, nhưng tất cả đều quyết tâm, phấn khởi tin tưởng vào ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ba năm trong vùng căn cứ là những ngày đi công tác phía trước nắm tình hình khu vực giáp ranh ta và địch. Đồng thời, vạch trần âm mưu của địch và tuyên tuyền đồng bào các dân tộc Gia Rai, Ba Na… theo cách mạng, theo Bác Hồ, giải phóng buôn làng. Để đồng bào dân tộc hiểu và làm theo thì người cán bộ phải gần gũi, học tiếng và tôn trọng phong tục của họ, không nói dài, nói vòng vo mà nói ngay vào việc làm cụ thể. Vì vậy, nhiều đồng bào đã ủng hộ và giúp đỡ cách mạng.

 

Nhận thấy việc chiếm Tây Nguyên sẽ tạo thuận lợi để giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung và Sài Gòn, Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch 275. Với sự sáng suốt, dũng cảm, chỉ trong một thời gian ngắn đến 3/1975, ta đã giải phóng được Tây Nguyên. Lúc đó, Ban an ninh tỉnh Gia Lai ra tiếp quản thị xã Pleiku, bọn Mỹ, ngụy bỏ chạy tan rã tại chỗ. “Với vai trò là Phó trưởng Công an huyện Chư Păh - huyện có 16 xã với hầu hết là người dân tộc thiểu số, trong đó có 3 xã biên giới, việc giữ gìn an ninh là rất khó khăn. Lúc bấy giờ, đồng chí Năm Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Gia Lai đã triệu tập cuộc họp cán bộ tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh đến việc 1 triệu 10 vạn quân Mỹ, ngụy tan rã tại chỗ, chúng nằm ở đâu? Vấn đề ngăn chặn bọn phản động quay lại trả thù, xây dựng lực lượng chống phá cách mạng là việc cần làm ngay. Công an thời bình cũng như thời chiến, cuộc chiến đấu thầm lặng lại bắt đầu” – ông Giàng vẫn nhớ như in những nhiệm vụ được giao cách đây 35 năm. Với việc nắm tình hình và mưu trí đấu tranh, tình hình tại Chư Păh nói riêng và Gia Lai, Tây Nguyên nói chung đã cơ bản ổn định, góp phần cùng cả nước dồn sức cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng cùng mốc son 30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Năm 1979, sau chiến công đánh đuổi bọn Pôn Pốt với phong trào toàn dân vót chông và đi cắm chông, bảo vệ biên giới, ông được cử đi học tại Sài Gòn. Trở về năm 1982, ông được phân công làm Trưởng Công an huyện Arynpăh. Sau 3 năm tiếp tục công tác trên mảnh đất Tây Nguyên, năm 1985, ông trở về Công an tỉnh Hoà Bình. Với những thành tích đạt được, ông được UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen về thành tích xây dựng, chiến đấu bảo vệ biên giới và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.

 

Nghỉ hưu, trở về với đời thường, ông Giàng vẫn luôn giữ phẩm chất người đảng viên - chiến sĩ an ninh, khuyên dạy con, cháu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 45 tuổi Đảng, cả cuộc đời đi theo Đảng, ông rút ra những câu thơ tận đáy lòng: “Năm nay tuổi Đảng 45 tròn/Trải mấy phong trần với nước non/Tây Bắc, Tây Nguyên bao gian khổ/Trường Sơn tôi vượt vững lòng son.”   

 

                                                                             Minh Châu

 

Các tin khác

Tang vật của vụ án.
Không có hình ảnh
Nguyễn Văn Lai.
Phi công Phạm Ngọc Lan.

Giả thanh tra sở, bắt chủ hiệu thuốc “nộp phạt”

Cặp nam nữ ăn vận lịch sự xách cặp táp đỗ xe máy trước cửa hiệu của chị Thu rồi hùng hổ đi vào chìa biên lai bảo "nộp phạt" với những lý do rất trời ơi. Sau một hồi, thấy thái độ của hai “thanh tra” như phường chợ búa, chị Thu sinh nghi bấm số gọi Công an phường thì cả hai ra xe chuồn mất dạng.

Những “trận đánh” kinh điển của Công an TP HCM

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Công an TP HCM tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ Công an TP, nhằm ôn lại những truyền thống, chiến công và thành tích của lực lượng Công an TP HCM qua các thời kỳ, trong đó, từ sau năm 1975, Công an TP HCM đã có những "trận đánh" để đời, góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở thành phố mang tên Bác.

Đường đi lắt léo của những chiếc xe nhập lậu

Những chiếc xe nhập lậu (phần lớn từ Campuchia) được mông má để bán cho người tiêu dùng theo 2 cách. Các đối tượng mua bộ hồ sơ gốc và những chiếc xe ôtô, xe máy đã cũ nát, thanh lý, sau đó cắt số khung dán vào xe nhập lậu, rồi sử dụng nguyên bộ hồ sơ gốc đó cho chiếc xe nhập lậu. Cách thứ hai, các đối tượng làm hẳn một bộ hồ sơ giả có số khung, số máy trùng với chiếc xe nhập lậu rồi bán cho người tiêu dùng.

Triệt phá ổ nhóm cướp taxi nguy hiểm

(HBĐT) - Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra nhiều vụ cướp xe taxi với những thủ đoạn hết sức tinh vi, manh động và xảo quyệt. Bọn tội phạm thường thuê lái xe taxi chở đến các khu vực vắng vẻ, ít người qua lại, sau đó sử dụng các công cụ, phương tiện được chuẩn bị từ trước để gây án. Chỉ tính riêng trong năm 2008 đã xảy ra 3 vụ cướp giết lái xe taxi đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân.

CSGT mặc thường phục để xử lý người không đội MBH

Lực lượng CSGT hóa trang khi dừng phương tiện vi phạm phải xuất trình thẻ ủy nhiệm của Trưởng phòng CSGT, đồng thời giải thích cho người vi phạm biết, thông báo bằng bộ đàm cho CSGT trong tổ công tác đi sau phối hợp xử lý.

Giả bộ đội lừa tiền của nhà chùa

Trong vai một trung tá quân đội, Nguyệt tới gặp ông Lam (Trụ trì chùa Vạn Hạnh) và hứa sẽ mua vật liệu giá rẻ của Bộ Quốc phòng giúp xây chùa và đúc chuông. Ông Lam đã nhiều lần đưa hàng chục triệu cho Nguyệt. Không những vậy, Nguyệt còn mượn sổ đỏ của ông Lam đi cầm rồi chuồn mất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục