“Làm báo là nghề nguy hiểm nhưng kỹ năng phòng tránh, chủ động đối phó với hiểm nguy vẫn chưa được các trường dạy báo chí đào tạo cho sinh viên, các tòa soạn và chính những nhà báo cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này” - nhà báo Trần Đức Chính nói.
Chỉ trong vòng cuối tháng 4 đến đầu tháng 8/2010 đã xảy ra 8 vụ việc cản trở, đe dọa, xúc phạm và hành hung nhà báo. Đó là con số được đưa ra tại cuộc tọa đàm "tác nghiệp của nhà báo trong tình huống nóng" được tổ chức tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Vụ việc gần đây nhất là ngay sau khi phản ánh tình trạng chặt rừng thông để lấy đất xây dựng biệt thự và sân golf tại di tích thắng cảnh quốc gia Hồ Tuyền Lâm, chiều 28/7, phóng viên Hà Phan thuộc Cơ quan đại diện Báo Tiền Phong tại TP HCM đã nhận được nhiều tin nhắn vào máy điện thoại di dộng. Cụ thể lúc 13h16', hai tin nhắn liên tiếp vào máy di động của phóng viên Hà Phan với nội dung: "Mày còn viết gì về Lâm Đồng nữa thì tụi tao sẽ xử cả nhà máy nhé Hà Phan. Đừng nghĩ tao không dám xử mày và vợ con mày"… Tại cuộc tọa đàm "Nhà báo tác nghiệp trong tình huống nóng", Nhà báo Trần Đức Chính - Tổng Biên tập Báo Điện tử congluan.vn cho rằng: Trong những năm qua, tình hình hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp tăng cao về số lượng và ngày càng có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó, việc xử lý những kẻ côn đồ, vi phạm pháp luật theo pháp luật hình sự lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và các vụ việc đều đợi kết quả giám định thương tật của nhà báo, nếu đạt 11% trở lên mới khởi tố theo Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích. Cũng theo nhà báo Trần Đức Chính thì có một thực tế là làm báo là nghề nguy hiểm nhưng cho đến nay kỹ năng phòng tránh, chủ động đối phó với hiểm nguy vẫn chưa được các trường dạy báo chí đào tạo cho sinh viên, các tòa soạn và chính những nhà báo cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Mặc khác, nhà báo thường tác nghiệp độc lập nên nghề báo cũng rất cần được trang bị những kỹ năng đảm bảo an toàn cho chính mình trước khi nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, toà soạn. Tham gia ý kiến tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến nhà báo cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm đúc rút qua thực tế trong quá trình tác nghiệp để tự bảo vệ an toàn cho bản thân, đảm bảo việc tác nghiệp khi có mặt tại các "điểm nóng" Theo Báo CAND
Cứu được một phụ nữ đưa vào bờ an toàn, trung tá Ngọc đã thấm mệt và có phần đuối sức, nhưng anh vẫn lao vào dòng nước xoáy để cứu chàng trai 18 tuổi đang chới với tuyệt vọng.
Xe 3 bánh tự chế không phải của thương binh ngang nhiên chở vật liệu cồng kềnh gây ùn tắc giao thông, nguy hiểm cho người đi đường đang trở thành hình ảnh quen thuộc. Sau thời điểm ra quân xử phạt các loại xe 3 bánh tự chế mạo danh thương binh, hiện nay, hoạt động các loại xe này vẫn tồn tại đang gây bức xúc lớn đối với người tham gia giao thông.
Chiều tối, 4/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin. Báo điện tử Chính phủ (chinhphu.vn) dẫn nguồn tin từ CQĐT cho hay, ông Bình đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 BLHS.
(HBĐT) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh có chức năng là cầu nối của người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách với pháp luật. Trong những năm qua, trung tâm không chỉ tiến hành việc tuyên truyền, trợ giúp tại trung tâm, các chi nhánh mà còn tổ chức hàng trăm buổi trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với phổ biến những chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, giúp họ nhận thức rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để yên tâm sản xuất, hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định an ninh chính trị ở cơ sở.
Ngày 3/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án điểm về tham nhũng đất đai tại huyện Hóc Môn được TAND TPHCM tiến hành. Đây là vụ án lớn thứ 2 về tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2010 tại TPHCM.
Biết tin cô gái học giỏi nhất vùng bị gã hàng xóm hiếp dâm, sát hại, hàng trăm người dân kéo nhau vây bắt. Sau 3 giờ, thủ phạm bị tóm khi trốn trong đám mía.