Một khoảng rừng bị chặt phá ở Phú Yên

Một khoảng rừng bị chặt phá ở Phú Yên

Theo TTXVN, thời gian gần đây, tình trạng phá rừng để tìm trầm ở xã vùng cao Phú Mỡ thuộc huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đang tái diễn.

 

Nếu như trước đây nhiều người đi trầm tại các khu vực rừng Suối Lạnh, La Hiên… thì nay họ đã chuyển sang khu rừng Chín Ngọn.

Quãng đường từ thôn Phú Tiến đến khu rừng Chín Ngọn dài khoảng 20km, trong đó có ít nhất 10km phải leo dốc với những hòn đá to lộ ra đầy mặt đường. Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ tôi mới tiếp cận được rừng Chín Ngọn với quang cảnh bị tàn phá bởi bàn tay con người. 

Tại hiện trường ngổn ngang cây rừng đường kính gốc từ 0,7m trở lên, chiều cao hơn chục mét đổ ngã do bị cưa gốc hoặc bị đốt; đất rừng bị đào bới tung lên. Càng đi vào sâu càng thấy rừng bị tàn phá dữ dội bởi những người đi tìm trầm.

Lên đến một đồi cao, có khoảng 30 chiếc xe máy nhưng chỉ có 4 người đang cuốc đất tìm trầm. Hỏi ra mới biết những người khác dựng xe ở đây nhưng đã vào sâu trong rừng từ mấy hôm rồi.

Xung quanh họ, trong khoảnh rừng diện tích ước chừng một ha có gần mười cây to hơn một người ôm bị đào gốc ngã lăn lóc, ba cây khác bị đốt rễ; những cây quế bị cạo vỏ, những cây mật nhân lâu nay được đồn rằng chữa bách bệnh cũng bị chặt lấy gốc mặc dù thân cây chỉ bằng cổ tay….

Khó có thể tính toán sự thiệt hại của khu rừng nhưng đi đến địa điểm nào cũng dễ dàng nhận thấy rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Một thanh niên từng đi trầm ở đây (xin tạm gọi là Điệp) đưa tôi đi xem và cho biết diện tích rừng Chín Ngọn bị tàn phá lên tới cả nghìn ha.

Khoảng cuối những năm 90, những người từ Quảng Nam phát hiện rừng ở Phú Mỡ có trầm. Sau đó, người dân Kỳ Lộ, Suối Cối… thuộc xã Xuân Quang 1 biết được và theo học “nghề.” Từ năm 2009, tại khu vực này mới rộ lên tình trạng tìm trầm và kéo dài cho đến nay. Không chỉ người dân trong tỉnh Phú Yên mà nhiều người từ các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình… cũng kéo đến tìm vận may.

Điệp bộc bạch việc người dân đổ xô tìm trầm chủ yếu là do nghe tin đồn nhưng hầu như không tìm được gì; cứ một nghìn người thì may ra chỉ 3, 4 người tìm được trầm thôi.

Nhận định của Điệp cũng giống như một số người tìm trầm mà chúng tôi gặp. Anh Nguyễn Văn Hậu ở thôn Suối Cối đang trên đường đi trầm về cho biết đang nghỉ hè nên tôi đưa con đi tìm trầm. Hai cha con lên đây đã bảy ngày nhưng không thấy gì lại tốn mấy trăm ngàn tiền mua gạo, cá khô và thực phẩm và còn hỏng bộ nhún xe. Anh Hậu mở một bao tải cho tôi, xem bên trong toàn quần áo, bạt nhựa, can đựng nước…

Chị La Mo Thị Mới ở thôn Phú Tâm, xã Xuân Quang 1 vừa cuốc cỏ sắn vừa cho hay chồng chị đang theo mọi người đi tìm trầm. Mỗi chuyến đi như vậy mất từ 4-7 ngày, tốn ít nhất 400.000 đồng để mua gạo, thực phẩm và vài vật dụng khác, chưa kể chi phí xe cộ bị hỏng. Thế nhưng vì giấc mơ đổi đời nếu trúng trầm, nhiều người vẫn lao vào.

Anh Điệp cho biết thêm, ước tính phải có tới bốn, năm trăm người đang tìm trầm ở rừng Chín Ngọn. Nếu đi một đoạn xa nữa sẽ đến khu rừng có cây thông đỏ, loài cây quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, khu rừng này cũng đang bị lâm tặc dùng máy cưa để khai thác.

Việc vận chuyển thông đỏ không hiểu được thực hiện theo cách nào, vì chỉ có một con đường độc đạo từ rừng Chín Ngọn xuống đến Phú Tiến mà trên đoạn đường lại có một trạm kiểm soát lâm sản!

Mùa mưa bão năm 2009, tại huyện Đồng Xuân đã xảy ra trận lũ lớn chưa từng có làm chết 39 người, người dân địa phương cho rằng đó là do hậu quả của việc phá rừng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính quyền huyện Đồng Xuân cũng như tỉnh Phú Yên chưa có những biện pháp kiên quyết để ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng ở đây.
 

                                 Theo CA TPHCM

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ quản lý xuất - nhập cảnh ( Công an tỉnh) phục vụ nhân dân.
Cán bộ chiến sỹ Đội CSGT số 2 tất bật xử lý vi phạm.

Nỗi lo từ “cơn sốt” gỗ ngọc am

Thời gian gần đây, gỗ ngọc am được giới chơi lũa ưa chuộng. Đây là loại cây thuộc bộ thông, họ hoàng đàn, cho gỗ rất thơm sống trong các cánh rừng già ven ngọn Tây Côn Lĩnh (huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của Hà Giang). Giới chơi và kinh doanh lũa đang thêu dệt những "huyền thoại" mới về ngọc am, nhằm tăng giá trị, khiến cơn sốt đi đào lũa ngọc am trở nên nóng bỏng...

Kim Bôi duy trì 64 CLB pháp luật

(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi vừa tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Bộ Công an và UB MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới” (2001- 2011).

Lạc Thủy: Nỗ lực xây dựng địa bàn không có ma túy

(HBĐT) - Hiện nay, tình hình tội phạm và TNXH trên địa bàn huyện Lạc Thủy vẫn đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ANTT. Theo thống kê, trong giai đoạn 2006 – 2010, số người nghiện ma túy (NNMT) trên địa bàn huyện tăng 24 người (27/3).

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri

(HBĐT) - Cử tri thành phố Hòa Bình: Đề nghị tỉnh có biện pháp xử lý dứt điểm việc khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Đà khu vực xã Trung Minh.

Thiên thạch và những cú lừa tiền tỷ

Từ đầu năm 2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rộ lên nguồn tin có người đang sở hữu đá thiên thạch. Thế rồi lần lượt nhiều bị hại không chỉ ở Lâm Đồng mà cả ở TP HCM, Bình Phước sập bẫy bọn lừa đảo với số tiền bị mất lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đến tận nhà dân vận động giao nộp súng tự chế

"Khi đi vận động bà con không sử dụng, sản xuất và giao nộp súng, nếu không có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, công việc sẽ không thuận lợi do nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế. Phải giảng giải để bà con hiểu tàng trữ súng tự chế trong nhà là không đúng phép, là vi phạm luật", Thượng sỹ Đào Ngọc Du, Phụ trách địa bàn xã Chế Chu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục