(HBĐT) - Chị Bùi Thị Vân (Lạc Sơn) hỏi: Gần nhà tôi có cụ già sống đơn thân, hoàn cảnh hết sức khó khăn, những khi đau ốm bà thường phải xin cơm hàng xóm ăn. Tất cả những người dân sống trong cùng xóm đều biết bà cụ có con trai đã đi lập nghiệp, xây dựng gia đình ở tỉnh khác và có cuộc sống rất khá giả. Xin hỏi, con cái có điều kiện mà không cấp dưỡng cha mẹ thì có bị pháp luật xử lý hay không?

 

Trả lời: Con không cấp dưỡng cha mẹ không chỉ là việc làm trái với đạo đức, bị xã hội lên án mà đó còn là hành vi vi phạm pháp luật nên tùy theo tình tiết của vụ việc mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của khoản 2, điều 14, Nghị Định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

 

2. Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây: người vi phạm phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; người vi phạm từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe như: ốm đau, bệnh tật...). Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm phải bị xử phạt hành chính về hành vi này.

 

Điều 152 - Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

 

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này, nếu đã có bản án, quyết định của tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án, quy định tại điều 304- Bộ luật Hình sự.

 

                                                                                       P.B.Đ

 

 

Các tin khác

Người dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) nghiêm túc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động chính trị- xã hội ở địa phương.
(Ảnh: Việt Dũng-Việt Bắc/Vietnam+)
Không có hình ảnh
Một góc “chợ” ngoại tệ trên đường Nguyễn Huệ (TP Lào Cai). Ảnh: Trần Huy.

Sẽ bàn lại việc tìm mộ bị vùi lấp

Liên quan đến mộ phần được cho là bị vùi lấp trong một dự án xây dựng, sáng 16-3, đại diện chính quyền phường Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai, Công ty CP quốc tế CT Việt Nam cùng đông đảo người dân thôn Tứ Kỳ đã có mặt tại vị trí bị san lấp trái phép.

Hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp: Mọi việc sẽ được sáng tỏ

Trước thông tin về việc Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam đang thực hiện một dự án xây dựng tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, đã ngang nhiên san lấp mặt bằng khi chưa được phép của các cơ quan chức năng, làm hàng trăm ngôi mộ bị vùi sâu dưới cát khiến người dân vô cùng bức xúc, PV Báo An ninh Thủ đô đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam nhằm làm rõ thực hư vụ việc “động trời” này.

"Sốc" với những ván cờ tiền tỷ

Kết quả điều tra vụ án đã gây "sốc" khi số tiền mà các "đại kỳ thủ" ăn thua không phải chỉ vài tỷ đồng như dư luận đồn đoán ban đầu. Mà thực tế "kỳ thủ" Sáu Lèo đã thua Trần Văn Tân lên tới gần 40 tỷ đồng.Thật là "choáng" và "sốc" là những từ mà báo giới dùng để ám chỉ những "cú sốc" thực sự khiến bàn dân thiên hạ phải giật mình.

Kết quả tích cực sau hai năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự

(HBĐT) - Luật Thi hành án dân sự (THADS) được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Những quy định mới của Luật thay thế các quy định chưa phù hợp của Pháp lệnh THADS năm 2004 đã kịp thời tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án, khắc phục những hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng án tồn đọng ngày càng tăng. Sau hơn 2 năm triển khai thi hành Luật, công tác THADS trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ việc phức tạp được thi hành dứt điểm.

Cơ quan điều tra cần làm rõ hành vi phạm pháp

Khi bị rơi vào tình cảnh có nguy cơ bị ngân hàng phát mại nhà đất để thu hồi nợ; chủ nợ đe lấy nhà..., những người bị "dính bẫy" "tín dụng đen" hoặc "cò" tín dụng thường đến cơ quan Công an tìm sự giúp đỡ. Vậy cơ quan Công an cấp nào sẽ thụ lý những vụ việc có tính chất nêu trên? Căn cứ nào để cơ quan điều tra tìm ra cái "ngay" của người dân và làm rõ hành vi phạm tội của người xấu?

Nghi án trung tá CSGT bị vợ đầu độc

Trung tá cảnh sát giao thông bất ngờ qua đời. Người phụ nữ được cho là vợ nạn nhân đã đến công an đầu thú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục