Lực lượng CSGT xử lý người vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Ngày 21/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ), trong đó nâng mức phạt đối với hành vi chở quá số người cho phép, điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định, chạy quá tốc độ; tổ chức, cổ vũ đua xe trái phép… Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2012.
Chạy quá tốc độ: Phạt từ 500.000đ-10.000.000 đồng Nghị định mới quy định rõ, sẽ phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 - 500.00 đồng) đồng đối với người điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h. Trường hợp điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức phạt hiện nay là từ 800.000 - 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng (hiện nay 4-6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày. Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10-20km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 - 1.000.000 đồng). Ngoài ra, Nghị định mới cũng tăng mức phạt đối với người điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định. Cụ thể, người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay từ 2-3 triệu đồng. Hành vi này đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng (mức phạt hiện nay từ 200.000 - 400.000 đồng). Trường hợp người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (mức phạt hiện nay từ 4-6 triệu đồng). Còn đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, thay cho mức phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng. Đua xe , cổ vũ đua xe trái phép: Phạt tới 40 triệu đồng và tịch thu xe, tước GPLX không thời hạn Ngoài các vi phạm lỗi thông thường, Nghị định 34 sửa đổi cũng quy định rõ: Phạt từ 300.000 - 500.000đ đối với ôtô chuyển làn không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước; điều khiển xe chạy với tốc độ thấp mà không đi về bên phải phần đường xe chạy; để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định; quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư. Phạt từ 800.000đ -1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô vi phạm các lỗi: Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; điều khiển xe đi không đúng làn đường, phần đường… Đối với việc đua xe máy, xe ôtô trái phép, cổ vũ việc đua xe trái phép, mức phạt sẽ được áp dụng thấp nhất từ 1 triệu đến 30 triệu đồng tùy từng mức vi phạm và hành vi vi phạm. Nếu thêm hành vi chống đối người thi hành công vụ, mức phạt có thể tăng nặng tới 40 triệu đồng, đồng thời sẽ tịch thu xe (trừ xe bị chiếm đoạt), tước giấy phép lái xe không thời hạn. Đối với xe máy, Nghị định sửa đổi cũng quy định rõ sẽ áp dụng mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với ngươi vi phạm các hành vi như sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 20km; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; không tham gia cấp cứu người bị nạn… Ngoài việc bị phạt tiền, tùy theo mức độ vi phạm và tái diễn, người vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt cao nhất là tước GPLX và tịch thu xe… Theo Báo CAND
(HBĐT) - Bí thư Đảng ủy xã Địch Giáo (Tân Lạc) Bùi Thị Lửng cho biết: Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác quân sự địa phương, hàng năm, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác huấn luyện, diễn tập chiến đấu trị an cho LLVT xã. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên cũng như của cấp mình, xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ QP-AN, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, nhất là đối với lực lượng dân quân và trung đội dân quân cơ động của xã.
(HBĐT) - Ngày 20/9, tại Viện KSND tỉnh, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) đã tiến hành khảo sát, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác ngành Kiểm sát. Thành phần đoàn gồm có: Đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn giám sát; thành viên Ban Pháp chế, đại diện Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh), MTTQ tỉnh, Sở Tư pháp, TAND, Cục THADS, Công an tỉnh.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức được 210 hội nghị lồng ghép tuyên truyền pháp luật các cấp với trên 4.800 lượt người tham dự, tổ chức 113 cuộc tuyên tuyền miệng pháp luật cho trên 10.400 lượt người nghe, học tập. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật trong cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 27/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới”, trong 5 năm (2007 - 2012), xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức quán triệt, hướng dẫn thực hiện có chất lượng, hiệu quả các Chỉ thị của Trung ương Đảng, Nghị định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 và của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP-AN.
(HBĐT) - Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Chu Thị Thủy, xóm phố Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) phản ánh: Từ lâu, người dân xóm phố Mỵ mất quyền làm chủ, mọi việc trong xóm đều do một mình ông Trưởng thôn định đoạt như: đất canh tác của thôn, mảnh ông cho đấu thầu lâu dài để thu tiền, mảnh gia đình ông chiếm đoạt, lấn chiếm làm nhà cho con trai; hàng năm, không quyết toán thu chi tài chính của thôn; tự quyết định việc bình xét hộ nghèo, đánh tráo danh sách để cho con trai ông được lĩnh tiêu chuẩn hỗ trợ hộ nghèo...
(HBĐT) - Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, những năm qua, cơ sở hạ tầng ở TPHB được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo ngày càng khang trang, bề thế hơn. Tuy nhiên, do trên địa bàn chưa có nhà tang lễ nên việc tổ chức tang lễ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự và văn minh đô thị.