Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, những đổi mới được đưa ra giúp kỳ thi THPT 2017 trở nên nhẹ nhàng hơn, do vậy học sinh không cần quá lo lắng.

 

Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi năm 2017 sẽ có 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần thi 4 bài thi gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 bài thi tự chọn Khoa học Tự nhiên (tổ hợp Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (tổ hợp Sử, Địa, Giáo dục công dân). Với bài thi môn Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

bo gd&dt: doi moi giup ky thi 2017 nhe nhang hon hinh 0
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời những thắc mắc về kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Về hình thức thi, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội đều được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh có một mã đề riêng, thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Thời gian làm bài cũng rút ngắn hơn so với những năm trước. Cụ thể thí sinh làm bài  thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút, bài thi môn Toán là 90 phút, 2 bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội mỗi bài 90 phút.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo với nhiều điểm mới về nội dung và hình thức các môn thi khiến phụ huynh và học sinh hoang mang lo lắng. Vấn đề đặt ra ở đây là thời gian không còn nhiều, nhưng học sinh lại phải đổi từ hình thức thi tự luận truyền thống ( trường hợp môn Toán) sang hình thức thi trắc nghiệm. Liệu rằng các em có đủ thời gian để làm quen? Còn chưa kể đến việc gộp các môn thi vào trong 1 bài thi, kiến các học sinh đang ôn theo các khối truyền thống băn khoăn về phương thức tính điểm như thế nào cho công bằng giữa thí sinh chỉ thi 1 khối nhưng cũng có thời gian làm bài như các thí sinh thi 2 khối.

Nói về phương án tuyển sinh năm nay trên VTV,  Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga trấn an học sinh không cần phải lo lắng: “Phạm vi đề thi vẫn nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12. Năm trước, các em ôn luyện thế nào thì năm nay, các em vẫn tiếp tục ôn luyện như vậy. Phương thức thi tự luận hay trắc nghiệm chỉ là một hình thức đánh giá còn quan trọng vẫn là mục tiêu, kết quả học tập của các em, những kiến thức, kỹ năng các em thu được trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường”.

Còn về phương án thi trắc nghiệm được đưa ra trong dự thảo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định: “Việc đổi mới hình thức thi trắc nghiệm này giúp kỳ thi của các em nhẹ nhàng hơn. Thời gian thi rút xuống chỉ còn 2 ngày  so với 4 ngày như trước đây. Thời gian thi rút ngắn, bao quát các chương trình học nên sẽ tránh được tình trạng học tủ, học lệch. Ngoài ra, học sinh không cần phải luyện thi bởi việc đó cũng không giúp ích gì nhiều cho các em. Tất cả sự đổi mới này đều nhằm mục đích đem lại sự thuận lợi cho học sinh khi thi nên các em hoàn toàn không cần phải lo lắng”.

Bài thi tổ hợp tính điểm thế nào?

Một trong những băn khoăn của không ít học sinh là cách tính điểm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đây là bài thi tổ hợp chứ không phải tích hợp, sẽ có 3 phần cho 3 môn thi trong một bài thi. Không có chuyện kiến thức của môn này chồng lên môn kia. Do vậy vẫn tính điểm riêng cho từng phần thi trong bài thi và điểm tổng của cả bài thi.

Để xét tốt nghiệp, sẽ tính điểm của cả bài thi tổ hợp. Còn đối với xét tuyển CĐ, ĐH, có thể xét đến điểm của từng phần riêng trong bài thi tổ hợp hoặc lấy điểm tổng của cả bài tùy thuộc vào quy định tuyển sinh của từng trường.

Vấn đề điểm liệt sẽ được quy định chi tiết trong quy chế sắp tới. Dự kiến đến đầu tháng 10 Bộ sẽ công bố đề thi minh họa giúp thí sinh và giáo viên làm quen với hình thức thi mới./.

 

                                                                                               Theo VOV.vn

 

 

Các tin khác


Hỗ trợ học sinh tại các thôn đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/9/2016) về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Đổi mới thi THPT 2017: Áp dụng ngay thì "vắt chân lên cổ" không kịp?

Đây là thay đổi lớn nhất trong dự thảo phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH CĐ vừa được Bộ GD ĐT đưa ra. Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh lo ngại, nếu áp dụng ngay lập tức trong năm học này thí sinh có "vắt chân lên cổ" cũng không theo kịp?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về phương án thi THPT

“Bộ GD&ĐT phải công bố lộ trình đổi mới ít nhất 3 năm để học sinh chuẩn bị. Từ nay đến lúc các em thi chỉ còn 9 tháng, làm sao các em chuẩn bị kịp?”. Đó là chia sẻ của GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐ Quốc hội với Tiền Phong trước quan điểm của Bộ GD&ĐT về kỳ thi năm 2017.

Tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016: Một mùa xét tuyển kỳ lạ

Đến thời điểm này, kỳ xét tuyển đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2016 đã gần như kết thúc khi nhiều cơ sở đào tạo dù tuyển không đủ chỉ tiêu vẫn không muốn kéo dài thêm các đợt xét tuyển tiếp theo. Nhiều vấn đề bất ổn của việc xét tuyển năm nay đã được phơi bày, nhưng liệu có được Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) khắc phục cho mùa xét tuyển năm 2017?

Thời hiệu giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người đủ 18 tuổi

(HBĐT) - Ông Hoàng Văn Thực (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người bị xử phạt từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định như thế nào?

Khai giảng ấm áp sự sẻ chia

(HBĐT) - Năm học 2016 – 2017 sẽ là một năm học hết sức đặc biệt đối với Nguyễn Thị Phượng (học sinh lớp 12A2 trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Lương Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục