(HBĐT)-Từ Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được thành lập đầu tiên năm 2001 tại xã Mông Hóa, đến nay, huyện Kỳ Sơn có 10 TTHTCĐ ở 10 xã, thị trấn. Với vai trò là cầu nối để người dân có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời, nhiều năm qua, các TTHTCĐ trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các trung tâm còn nhiều bất cập do những khó khăn về cơ sở vật chất, con người cũng như cơ chế hoạt động.


Trung tâm Học tập cộng đồng xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) xây dựng thư viện với nhiều đầu sách mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu kiến thức. 

Phú Minh là xã vùng sâu của huyện, cách trung tâm thị trấn Kỳ Sơn 15 km. Năm 2007, TTHTCĐ xã Phú Minh được thành lập đã giúp người dân tiếp cận, cập nhật tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động của trung tâm, lãnh đạo UBND xã thừa nhận, các chuyên đề do trung tâm đứng ra tổ chức số lượng còn ít, chủ yếu là kết hợp, lồng ghép với các cơ quan, ban, ngành hoặc dự án. Đồng chí Nguyễn Trọng Lê, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Cơ sở vật chất của Trung tâm còn chung với hội trường của UBND xã. Đây là một trong những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động, người dân e ngại không đến để học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thông tin. Mặt khác, trang thiết bị của trung tâm thiếu, nhất là tài liệu học tập, tuyên truyền hầu hết là tài liệu cũ, không có tính cập nhật, tài liệu về kiến thức pháp luật hầu như không có. 

Được đầu tư khang hơn TTHTCĐ xã Phú Minh, TTHTCĐ xã Yên Quang đã có 1 hội trường đủ để mở các lớp học chuyên đề, có 1 tủ sách cộng đồng với 300 đầu sách các loại, 1 máy tính kết nối internet. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm vẫn chỉ dừng lại ở các hội nghị phối hợp theo chuyên đề như giáo dục pháp luật, sức khỏe, môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng chí Bùi Văn Thức, giáo viên thường trực TTHTCĐ xã Yên Quang cho biết: Thực tế, không có mấy người dân đến cập nhật tin tức, đọc sách hay tra cứu thông tin trên internet tại trung tâm. Nhiều buổi học chuyên đề khó thu hút người dân tham gia vì học viên chủ yếu là người trong độ tuổi lao động, nhiều người đi làm thuê hoặc đi làm ăn xa khỏi địa bàn nên khó tập trung. 

Không chỉ TTHTCĐ xã Phú Minh, xã Yên Quang, nhìn chung, các TTHTCĐ hiện nay chủ yếu làm cơ sở tổ chức các chương trình dạy nghề ngắn hạn, hội nghị lồng ghép cho các ngành chứ chưa có nhiều hoạt động mang đúng ý nghĩa ban đầu khi thành lập trung tâm. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ tại các TTHTCĐ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của trung tâm. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này chủ yếu là kiêm nhiệm. Trong đó, chức danh Giám đốc và hai Phó giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã và Hiệu trường trường THCS trên địa bàn xã kiêm nhiệm. Với những chức danh này, hầu hết là cán bộ quản lý, công việc khá bận rộn hoặc không có chuyên môn về giáo dục nên mọi hoạt động của trung tâm đều chỉ do một cán bộ thường trực tham mưu và tổ chức thực hiện. Trong khi đó, nhiều giáo viên trung tâm vẫn phải kiêm nhiệm cả công việc ở trường nên quỹ thời gian dành cho hoạt động trung tâm không nhiều. Vì vậy, bộ máy quản lý chưa phát huy được tác dụng. 

Một trong những nhiệm vụ của TTHTCĐ là xây dựng một xã hội học tập. Điều đó đòi hỏi các trung tâm phải thực sự thu hút được người dân đến học tập, tìm hiểu thông tin. Để làm được như vậy, trước mắt, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng TTHTCĐ, đổi mới phương pháp hoạt động sao cho gần gũi, sát thực với nhu cầu học tập của nhân dân. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn mà cần có tâm huyết và trách nhiệm. 

 Phương Linh

Các tin khác


Khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc ở xã khó khăn Lạc Sỹ

(HBĐT) - Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, sách, báo, tạp chí dần bị thay thế bởi những phiên bản tiện lợi hơn đó là đọc báo trên internet. Thế nhưng ở xã Lạc Sỹ - một trong những xã khó khăn bậc nhất của huyện Yên Thủy, người dân vẫn luôn duy trì thói quen đọc sách tại Trung tâm Học tập cộng đồng. Tuy đời sống còn ở mức thấp, giao thông đi lại khó khăn nhưng thể thao, văn nghệ và đọc sách đã trở thành những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân.

Viettel Hòa Bình trao học bổng “Vì em hiếu học” cho 30 học sinh huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 3/10, Viettel Hòa Bình phối hợp với Sở GD&ĐT, Hội khuyến học tỉnh, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học” lần thứ 6, năm học 2019 – 2020 cho 30 học sinh nghèo hiếu học của 3 xã Đông Bắc, Hợp Kim, Kim Tiến (Kim Bôi). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: TT&TT, GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh, UBND huyện Kim Bôi.

Tri ân, tuyên dương 147 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học

(HBĐT) - Ngày 2/10, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục (XHHT&PCGD) huyện Yên Thủy đã tổ chức Lễ tri ân, tuyên dương, khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời.

Tôn vinh lòng hiếu học

(HBĐT) - Tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là "Ngày Khuyến học Việt Nam” với mục đích động viên các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài. Trên địa bàn tỉnh ta, hơn 10 năm qua, các phong trào thi đua hưởng ứng Ngày Khuyến học Việt Nam đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, góp phần thúc đẩy tinh thần hiếu học, nâng cao dân trí cho người dân.

Thẩm định sách giáo khoa: Cần căn cứ chuẩn tối thiểu chương trình mới

Trước nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc thẩm định sách giáo khoa, các chuyên gia cho rằng, việc kết luận sách đạt hay không đạt không thể căn cứ việc sách sửa ít hay nhiều, mới hay cũ, khó hay dễ, mà phải căn cứ vào chuẩn tối thiểu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chấn chỉnh cách ứng xử lệch chuẩn của học sinh 

(HBĐT) -   Hiện nay, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, nói tục, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, người lớn tuổi đang tồn tại ở một bộ phận học sinh. Đó là những hành vi lệch chuẩn phản ánh sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số học sinh. Hiện tượng ứng xử lệch chuẩn không chỉ xảy ra đối với học sinh THPT, THCS, tiểu học mà ngay cả đối với học sinh mầm non. Chính vì vậy, toàn xã hội và ngành Giáo dục cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của từng trường học để chấn chỉnh kịp thời thực trạng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục