Thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học 2017-2018, gần 6.000 người chọn học thạc sĩ ở các trường tư, tăng đến 70,5%, trong khi số vào trường công giảm.


Các tân thạc sĩ Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM trong ngày nhận bằng - Ảnh tư liệu: NHƯ HÙNG

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, năm học 2017-2018, số lượng tuyển sinh mới trình độ bậc thạc sĩ là 45.032 người (tăng 7,6% so với năm học trước đó). 

Đáng chú ý, số người theo học cao học ở các cơ sở giáo dục ĐH công lập giảm, trong khi số người chọn học tại các cơ sở giáo dục ĐH tư thục tăng mạnh. Trong đó có hơn 39.000 người chọn học ở các trường công lập (giảm 1,6%) và gần 6.000 người chọn học ở các trường tư (tăng đến 70,5%).

Ông Phạm Trường Thọ - phó trưởng phòng sau ĐH, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết tại trường này từ năm 2000 đến năm 2014, trường luôn có lượng thí sinh dự tuyển đầu vào sau ĐH khá lớn (hơn 1.500 thí sinh/năm). 

Tuy nhiên, khoảng 5 năm gần đây lượng thí sinh dự tuyển bậc sau ĐH ngày càng thấp (dưới 1.000 thí sinh/năm), số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển có dấu hiệu bão hòa. 

Ông Dương Minh Quang - phó trưởng khoa giáo dục nhà trường - cho rằng đây là điều đáng báo động và sự cạnh tranh rất lớn cho các trường công lập khi lượng học viên đăng ký vào các trường tư tăng lên.

Nhiều chuyên gia nhận định đối tượng tuyển sinh sau ĐH hầu hết là người đã có việc làm, họ biết rõ nhu cầu của mình thế nào, mình cần gì và tìm kiếm thông tin ở đâu để lựa chọn nơi học. Do mục tiêu học sau ĐH không phải để nâng cao trình độ mà chỉ để có bằng cấp cao nên nhiều người tìm đến các cơ sở đào tạo "nhẹ nhàng"...

Theo ông Mai Hữu Ước - chánh văn phòng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, những lợi thế về chất lượng, mở chương trình đào tạo mới... của trường trước đây thu hút đông đảo lượng thí sinh nhưng hiện đang bị cạnh tranh bởi các trường khác, với những tiêu chí và quy định phần nào thoáng, "nhẹ nhàng" hơn.

Theo Báo Tuổi trẻ

Các tin khác


Báo động tình trạng học sinh “nghiện” sử dụng điện thoại di động thông minh

(HBĐT) - Khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn TP Hòa Bình cho thấy, gần như 100% học sinh bậc THPT được trang bị điện thoại di động (ĐTDĐ) để sử dụng riêng. Trong đó, trên 95% là ĐTDĐ thông minh có chức năng quay phim, chụp ảnh và truy cập internet. Bên cạnh những tác dụng tích cực, việc quá mải mê, "nghiện” sử dụng ĐTDĐ thông minh của học sinh hiện nay đã dẫn đến nhiều hệ lụy đáng báo động. Một số nhà trường đã phải có động thái mạnh: cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ trong các khung giờ quy định.

Hiệu phó nhận sai vì phát tán video kỷ luật học sinh

Hiệu phó THCS Ngô Quyền cho rằng, công khai video xử lý kỷ luật nam sinh xúc phạm nhóm nhạc BTS là nhằm "xoa dịu sự giận dữ của người hâm mộ".

Tiết lộ danh tính các phụ huynh có con được nâng điểm vừa bị kỷ luật đảng

Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Sơn La đã kiểm tra, kết luận 46 đảng viên là cha, mẹ của 44 thí sinh được nâng điểm trái quy định trong kỳ thi.

Cuộc thi Olympic tiếng Anh trường THPT Kỳ Sơn lần thứ I

(HBĐT) - Ngày 6/11, trường THPT Kỳ Sơn phối hợp với Huyện Đoàn Kỳ Sơn, Trung tâm ngoại ngữ ITED tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh lần thứ I, năm 2019. Tới dự có đại diện Sở GD&ĐT, Tập đoàn ICO Group cùng đông đảo giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Kỷ luật 83 cán bộ, đảng viên liên quan gian lận thi cử ở Sơn La

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La kết luận Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo có vi phạm là buông lỏng lãnh đạo, để xảy ra tình trạng nhiều đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Bộ GD-ĐT yêu cầu khẩn trương thu hồi các giáo trình in bản đồ hình "đường lưỡi bò"

Liên quan đến việc giáo trình có in bản đồ hình "đường lưỡi bò”, được sử dụng làm tài liệu học tập và giảng dạy tại Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 5044/BGDĐT-GDĐH yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rà soát, báo cáo về việc sử dụng giáo trình có nội dung ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục