(HBĐT) - Thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các trường học trên địa bàn tỉnh đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 3/2 đến nay. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các trường học trên địa bàn TP Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, dạy học qua internet và trên truyền hình.
Học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) thực hiện việc học trên internet trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng chí Bùi Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm) cho biết: Nhà trường hiện có 35 lớp với 1.178 học sinh. Ngay sau khi học sinh nghỉ học phòng, chống dịch và thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, nhà trường đã triển khai các hình thức hướng dẫn học sinh tự học để duy trì nền nếp, kiến thức cho học sinh. Nhà trường đã phối hợp với VNPT tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm VNPT Elearning để dạy học trực tuyến, phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Hiện đã có 11/35 lớp triển khai được việc dạy học trực tuyến vào các buổi tối. Tùy theo giáo viên và tình hình thực tế sẽ tổ chức dạy học từ 3 - 5 buổi/tuần, mỗi buổi 2 giờ đồng hồ. Học sinh nào không có điều kiện học trực tuyến giáo viên sẽ gửi bài tập cho phụ huynh qua email, hoặc in sẵn bản cứng để ở phòng bảo vệ nhà trường để phụ huynh lấy bài cho học sinh tự học. Sau thời gian tổ chức dạy học trên internet, phản hồi của đa số phụ huynh là đồng tình, đánh giá cao hiệu quả, nhất là việc duy trì nền nếp học tập của học sinh, để các em có thể sẵn sàng trở lại trường khi hết dịch.
Số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT thành phố cho thấy, 100% trường học đã thông báo lịch phát sóng "Học trên truyền hình” đến phụ huynh, học sinh về các nội dung ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh dành cho học sinh lớp 9, do Sở GD&ĐT phối hợp với Đài PT-TH tỉnh thực hiện (phát sóng từ 8h thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần). 23 trường đã phối hợp với VNPT tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm VNPT Elearning để dạy học trực tuyến tại nhà. Nhưng do điều kiện gia đình học sinh, nên chỉ một số trường trung tâm thực hiện dạy học trực tuyến, cụ thể là có 6 trường tiểu học, 9 trường cấp THCS. Ngoài ra, các trường còn sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học trực tuyến Zoom, zalo… để thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh đối với các môn học ở tất cả các khối lớp.
Đối với các đơn vị không thể tổ chức dạy học trực tuyến, do điều kiện gia đình học sinh không có máy vi tính, các thiết bị kết nối internet, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh ôn bài, bằng hình thức giao bài tập các môn học qua tin nhắn, zalo, gmail, thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh làm bài chụp gửi để giáo viên chấm chữa, trả bài.
Đồng chí Kim Thị Hồng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Thời gian đầu tổ chức dạy học trực tuyến, đa số học sinh còn ngại tương tác, giao tiếp với giáo viên, hoặc chưa thành thạo trong thao tác kết nối, đăng nhập để vào lớp học trực tuyến. Nhưng sau một thời gian duy trì học tập, học sinh đã tích cực tham gia, tỷ lệ học sinh học trực tuyến đạt từ 60 - 80% tổng số học sinh của lớp, của trường, đối với các trường trung tâm, tỷ lệ này đạt 80 - 95%. Việc triển khai dạy học qua internet của thành phố có thuận lợi là đa số các trường học đều có giáo viên bộ môn tin học, giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT thành thạo để thực hiện dạy học qua internet. 100% trường học, gia đình giáo viên được trang bị máy tính kết nối mạng internet, đảm bảo cho việc dạy học qua internet.
Tuy nhiên, việc triển khai cũng gặp phải một số khó khăn, một số trường học vùng ven thành phố, các trường thuộc Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn (cũ) việc ứng dụng CNTT để dạy học trực tuyến của giáo viên còn hạn chế; máy tính kết nối internet còn chậm, đường truyền chưa đảm bảo cho việc dạy học hiệu quả. Đa số gia đình học sinh của các trường vùng ven chưa trang bị được máy vi tính có kết nối internet, khả năng ứng dụng CNTT của phụ huynh và học sinh còn nhiều hạn chế, do đó khó có thể tổ chức dạy học trực tuyến.
Dương Liễu
(HBĐT) - Thực tế thời gian qua cho thấy, một trong những hạn chế lớn nhất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) là trình độ ngoại ngữ. Không ít chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là hình thức, là tấm giấy thông hành, làm đẹp và đủ bộ hồ sơ của CB, CC, VC; số CB, CC, VC thực sự sử dụng thành thạo ngoại ngữ rất ít. Trong bối cảnh toàn cầu, hội nhập, vấn đề học tập ngoại ngữ của đội ngũ CB, CC, VC tỉnh ta càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Chiều 31-3, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020.
Để kịp ứng phó với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công nhận kết quả dạy học online và cho phép các trường thu tiền phí để thực hiện việc này, trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, việc tính toán phí dạy online hiện nay mỗi nơi đang thực hiện một kiểu, nơi thu bằng học phí khi dạy học trực tiếp, có nơi lại thực hiện miễn phí cho học sinh.
Bộ đưa ra những hướng dẫn về các hình thức dạy học qua Internet và trên truyền hình với những yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, cách thức tổ chức dạy học...
Giáo viên, học sinh có thể truy cập vào kho dữ liệu với 5 nghìn bài giảng điện tử thuộc các chủ đề, môn học của các lớp học từ mầm non đến tiểu học, THCS, THPT với nội dung phong phú. Đây là những bài giảng đã đoạt giải từ các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-learning qua các năm do Bộ GD-ĐT tổ chức, là nguồn học liệu phong phú, đặc biệt có ý nghĩa với học sinh, giáo viên trong thời điểm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 29-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo gửi các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên thành phố.