Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ. Thông tư gồm 5 chương, 18 điều quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ.


Ảnh minh họa: Chu Hiệu/TTXVN

Thông tư này áp dụng đối với trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lí và các cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chương trình xóa mù chữ; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thông tư nhằm tổ chức đánh giá, xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình xóa mù chữ; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động quản lí giáo dục và dạy học. Các đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của từng môn học được quy định trong chương trình xóa mù chữ, bảo đảm tính chính xác, công bằng, trung thực và khách quan, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên…

Theo thông tư, nội dung đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo chương trình xóa mù chữ; đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu, những năng lực cốt lõi theo quy định chương trình xóa mù chữ…

Phương pháp đánh giá được thực hiện thông qua nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của học viên và đánh giá bằng điểm số thông qua các bài kiểm tra mà học viên thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Thông tư nêu rõ quy định về việc thực hiện tổ chức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên, tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục vào cuối các kỳ học, sử dụng kết quả đánh giá để xét hoàn thành chương trình kỳ học, chương trình xóa mù chữ và tổ chức khen thưởng học viên.

Thông tư cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học viên thuộc phạm vi quản lí; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng hồ sơ đánh giá, học bạ của học viên trong trường hợp triển khai hồ sơ đánh giá, học bạ điện tử; Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 19/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo viên chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên, tổng hợp kết quả giáo dục học viên trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học viên theo quy định...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/8/2022, thay thế Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học viên học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Đối với học viên học theo chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện đánh giá theo Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT cho đến hết kì học đang học. Đối với các học viên đang học theo chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục