Toàn tỉnh có 222 trường đăng ký xây dựng và triển khai mô hình đổi mới sáng tạo, đạt 100%. Tỷ lệ mô hình ở cấp huyện 39/222 trường, đạt 17,7% . 100% huyện, thành phố được đánh giá mô hình đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, gồm 12 mô hình, tăng 4 mô hình so với năm học 2022-2023.
Quang cảnh hội nghị.
Theo đánh giá, việc xây dựng và triển khai mô hình đổi mới sáng tạo có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng; chiều sâu về nội dung, cách thức, quy mô tổ chức. Nhiều mô hình đã huy động được các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, phụ huynh và cộng đồng…
Ngoài ra, một số mô hình đã tập trung nghiên cứu sâu các giải pháp để thực hiện hiệu quả việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các môn học và hoạt động giáo dục. Một số mô hình đã thực hiện hiệu quả việc tích hợp các môn học và hoạt động giáo dục với nội dung giáo dục địa phương, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc…
Đối với giáo dục mầm non, năm học 2023-2024 là năm học thứ 2 Sở GD&ĐT triển khai thực hiện các hoạt động mô hình đổi mới sáng tạo phạm vi toàn tỉnh. Riêng trong năm học này, Sở GD&ĐT đã dự và ghi nhận 10/12 mô hình ở 10 huyện, thành phố trong số 12 mô hình đã được đăng ký từ đầu năm học. Trong đó, 3/10 mô hình được triển khai toàn tỉnh. Ngoài ra có khoảng 20 mô hình cấp huyện do phòng GD&ĐT triển khai với sự tham dự của các trường theo hình thức tập trung hoặc theo cụm trường. Năm học 2023-2023, giáo dục mầm non có 9/12 mô hình được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những hạn chế trong triển khai thực hiện mô hình như: Một số trường chưa đầu tư, chú trọng nghiên cứu nội dung, nhu cầu thực tiễn để chọn mô hình phù hợp; tên một số mô hình chưa gắn với nội dung triển khai thực hiện, không trọng tâm, thiếu tính sáng tạo, chưa sát với nhu cầu thực tiễn; một số mô hình được lựa chọn chưa thực sự tiêu biểu...
Năm học 2024 – 2025, để triển khai hiệu quả mô hình, ngành GD&ĐT tỉnh đề nghị khắc phục một số tồn tại, hạn chế. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, lựa chọn mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học từ cấp trường, huyện, tỉnh; thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, cộng đồng trong việc xây dựng và triển khai mô hình ở các cấp; bám sát nhu cầu thực tế để lựa chọn, xây dựng và triển khai mô hình phù với điều kiện nhà trường, địa phương. Tiếp tục huy động nguồn lực, sự tham gia hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện mô hình ở các cấp.
H.T
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và triển khai thực hiện thí điểm Học bạ số.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.
Học cũ, dạy cũ nhưng cách ra đề thi mới khiến học sinh dễ mất bình tĩnh, thậm chí là bị bất ngờ.
Hiện nay, nhiều trường đại học ở Nghệ An đã thông báo tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới năm 2024. Đây cũng là giải pháp của các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng tính cạnh tranh và giúp các thí sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp.
Từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Viện nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2024.
Ngày 11/6, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị lần thứ hai triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024; tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.