Tại Hàn Quốc, nơi còn khan hiếm giáo viên tiếng Anh, chính phủ đã phát triển một phương pháp tiếp cận độc đáo để đáp ứng nhu cầu của học sinh: giáo viên robot dạy tiếng Anh. Nhưng câu hỏi đặt ra ở xứ sở kim chi, liệu robot dạy học có tốt hơn những giáo viên là con người?
Phổ cập giáo viên robot
Đây không phải là một bộ phim khoa học viễn tưởng, mà là một lớp học tiếng Anh được dạy bởi Engkey, một giáo viên robot, tại thành phố biển Masan.
Hàn Quốc hiện đang thí điểm giáo viên robot dạy tiếng Anh tại 2 trường tiểu học ở thành phố Masan và Daejon, để thử nghiệm hiệu quả của các giáo viên robot trong các lớp học. Quốc gia này lên kế hoạch mở rộng chương trình cho 18 trường tiểu học vào cuối năm nay.
36 robot Engkey sẽ đáp ứng nhu cầu dạy tiếng Anh tại 18 trường tiểu học trên toàn thành phố Daegu.
Các robot được kiểm soát và điều khiển từ xa bởi các giáo viên tiếng Anh ở các nước khác, có thể là giáo viên Australia. Các robot không chỉ dạy học mà còn vui chơi cùng các em.
Engkey cũng không phải là loại robot duy nhất đang được sử dụng trong trường học.
Dự án sử dụng robot dạy tiếng Anh trong các trường học do Trung tâm Robot Thông minh thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc chịu trách nhiệm thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc.
Đây không phải là đột phá đầu tiên về robot tại Hàn Quốc. Chính phủ hy vọng, mỗi gia đình sẽ có 1 robot vào năm 2020.
Robot trong nhà có thể cung cấp một loạt các dịch vụ như làm việc nhà và vui chơi cùng trẻ em.
Không những phát triển robot dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học, Hàn Quốc còn đặt mục tiêu cuối năm nay giới thiệu 830 robot đủ các loại vào trường mầm non, và tiến tới phổ cập robot trong trường mẫu giáo khắp cả nước vào năm 2013.
Chất lượng dạy học gây tranh cãi
Kỹ sư cao cấp Mun-Taek Choi làm việc tại Trung tâm Robot Thông minh cho biết, kết quả đánh giá của chính phủ chỉ ra rằng, hệ thống robot thực sự giúp học sinh tăng cường nâng việc học và cải thiện kỹ năng tiếng Anh.
“Robot thực sự hiệu quả khi giúp giáo viên đào tạo các trình độ kỹ năng tương đối đơn giản, và lặp đi lặp lại cách phát âm của từ vựng và các đoạn hội thoại”.
"Hiện, do vẫn còn hạn chế về công nghệ nên robot không thể hoàn toàn thay thế các giáo viên là con người trong lĩnh vực giáo dục Chúng tôi phát triển hệ thống robot để hỗ trợ thêm cho giáo viên ", Choi nói.
Một phiên bản của robot Engkey, sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ giúp học sinh thực hành cách phát âm tiếng Anh và hội thoại.
"Trẻ em cảm thấy robot này như những người bạn", ông Bum-Jae Bạn, người đứng đầu Trung tâm Nhận thức Robot tại KIST bày tỏ. "Robot này khá hữu ích, tăng cường khả năng tập trung của trẻ em trong lớp".
Các giáo viên cũng không cần phải lo lắng về việc bị robot thay thế trong lớp học.
Noel Sharkey, giáo sư Đại học Sheffield ở Anh cho hay, robot không xấu như hình dạng của nó. Miễn là có một giáo viên tham gia, trẻ em có thể thấy robot rất thú vị nó có thể truyền cảm hứng cho học sinh học tốt hơn.
“Công nghệ robot vẫn đang phát triển lâu dài, còn lâu mới nghĩ đến chuyện robot có khả năng dạy độc lập một lớp học riêng”.
Balch Tucker, Giáo sư máy tính tại Viện Công nghệ Georgia chung nhận định, sử dụng robot dạy tiếng Anh sẽ mang nhiều lợi ích cho học sinh
"Đây là loại công nghệ có thể mang lại nhiều loại hình thức giảng dạy, không rập khuôn theo kiểu mẫu có sẵn trong các lớp học”.
"Loại robot này được điều khiển từ xa bởi giáo viên giỏi các kỹ năng tiếng Anh, sẽ dạy hiệu quả hơn là một giáo viên chỉ có kiến thức trung bình trong lớp học", Balch bày tỏ.
Thế nhưng, Balch Tucker cũng đưa ra ý kiến: "Tôi không nghĩ rằng, một robot nào đó sẽ dạy tốt hơn so với giáo viên là con người. Dạy học có lẽ là vai trò đầy thách thức nhất đối với trí thông minh nhân tạo".
"Đó là một vai trò sáng tạo và muốn giảng dạy tốt, bạn thực sự phải hiểu người mà bạn đang giảng dạy".
Theo VietNamnet
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH nói chung và các trường thuộc khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng của mình và chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội, thậm chí không ứng dụng ngay được.
(HBĐT) - Ngày 26/10, tại Hòa Bình, Vụ giáo dục thường xuyên (Bộ GD &ĐT) đã tổ chức Hội thảo về nhiệm vụ và giải pháp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020. Tham dự Hội thảo có đại diện sở GD &ĐT của 7 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Nam Định, Hải Dương, Sơn La, Thái Bình và Hà Tình.
(HBĐT) - Thực hiện chủ chương xã hội hoá giáo dục, với mong muốn để cho con em mình được học tập trong điều kiện thuận lợi nhất, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở GD-ĐT, Công ty điện tử viễn thông Thành Biên đã thành lập Trường mầm non chất lượng cao tư thục Sao Mai. Đây là trường mầm non tư thục hiện đại đầu tiên của tỉnh thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD-ĐT ban hành, lấy trẻ làm nhân tố chủ động trong việc học tập của chính các em.
Ngày 25-10, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các trường ĐH, CĐ công lập. So với quy chuẩn thiết kế trường và các quy định về điều kiện dạy học, rất nhiều trường, thậm chí những trường được xếp ở tốp đầu, hiện đang ở mức dưới chuẩn.
Vì ai, vì đâu mà các em học sinh thơ ngây lại trở nên dửng dưng, vô cảm trước cảnh bạo lực học đường đến thế?
(HBĐT) - Trong 2 ngày (23 - 24/10), Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD & ĐT phối hợp với Sở GD & ĐT tỉnh tổ chức tập huấn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng mầm non năm 2010. 88 hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn các trường mầm non của 2 đơn vị được triển khai thí điểm là Lương Sơn, thành phố Hoà Bình đã tham dự tập huấn.