Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo lần 4 thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập với nhiều quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi

Dự thảo quy định: Đối với nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 12 tháng tuổi, mỗi nhóm có không quá 15 trẻ và không quá 4 cháu/cô; nhóm trẻ của độ tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi có không quá 10 cháu/cô và không quá 20 cháu/nhóm; nhóm trẻ của độ tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi có không quá 15 cháu/cô và không quá 25 cháu/nhóm.
 
Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày, biên chế giáo viên là 1,5 cô/lớp. Lớp mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp, từ 4 đến 5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp, từ 5 đến 6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp.
 
Đối với những lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, biên chế giáo viên là 2,5 cô/lớp; lớp mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp; từ 4 đến 5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp; từ 5 đến 6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp.
 
Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ cũng đưa ra quy định đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tổ chức giáo dục hòa nhập, cứ 5 trẻ khuyết tật được bố trí thêm 1 biên chế giáo viên để tính kinh phí bổ sung vào quỹ lương chi trả cho người trực tiếp làm nhiệm vụ này.
 
Những quy định trên đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều của các phụ huynh và giáo viên. Một phụ huynh ngụ tại quận Thanh Xuân - Hà Nội cho rằng những đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội lấy đâu ra trường mầm non chỉ có 25 trẻ/lớp; nếu có thì học phí sẽ rất cao.
 
Một phụ huynh vừa có con vào học tại Trường Mầm non Đống Đa (Hà Nội) cho biết lớp mẫu giáo 3 tuổi của con chị có tới hơn 50 cháu, được 3 cô chăm sóc. Theo phụ huynh này, những quy định trên là thiếu khả thi.
 
 

Một lớp học tại Trường Thực nghiệm Hoa Sen (Hà Nội)
 
 
Con số 40 cháu/lớp với chị đã là “trong mơ” chứ đừng nói gì đến 25 cháu/lớp như dự thảo đưa ra. Cô Hoàng Thị Tâm, nguyên hiệu trưởng một trường mầm non, đặt câu hỏi: Nếu thực hiện đúng quy định 1 lớp mẫu giáo chỉ có 25 trẻ thì số cháu còn lại sẽ học ở đâu?
 
 

Những con số mà dự thảo đưa ra chắc chỉ có thể thực hiện được trong tương lai, khi mà Nhà nước đầu tư đầy đủ cho việc xây dựng nhiều trường mới.

Một giáo viênTrường Mầm non Việt Triều (Hà Nội)

Bộ GD-ĐT quy định chỉ 25-30 cháu/lớp thì cũng nên có giải pháp làm thế nào để có thể đủ trường, đủ lớp, bảo đảm tất cả các cháu đều được đi học. Trong khi dân số tăng nhanh thì số nhà trẻ, trường học chậm xây thêm, vậy lấy đâu ra trường học để bảo đảm con số 25-35 trẻ/lớp?
 
Dưới góc nhìn của người trong cuộc, cô Nguyễn Thái Thuận, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Hoa, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho rằng quy định tại dự thảo đưa ra chưa phù hợp với tình hình thực tế của thủ đô.
 
Các trường rất khó đáp ứng được yêu cầu này vì nhu cầu học của trẻ rất lớn, nếu không nhận thì “đẩy” các cháu đi đâu? Thực tế, nếu gửi con ở các nhóm trẻ gia đình, các bậc phụ huynh không yên tâm về chất lượng; còn nếu cho con vào trường tư thục tốt thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện đóng học phí cho con 2-3 triệu đồng/tháng.
 
Một giáo viên Trường Thực nghiệm Hoa Sen, quận Ba Đình (Hà Nội), cho biết các lớp học của trường đều có khoảng 50 cháu/3 cô và thực tế, số cháu muốn xin vào trường còn đông hơn số trường nhận rất nhiều.
 
                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục