ĐH Quốc gia Hà Nội, một trong những trường thuộc diện di dời khỏi nội thành

ĐH Quốc gia Hà Nội, một trong những trường thuộc diện di dời khỏi nội thành

Chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành có từ năm 2007 nhưng đến thời điểm này thực tế triển khai gặp phải vô vàn khó khăn và không biết bao giờ mới thực hiện được.

Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhận định: “Việc phê duyệt mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020 đã quy định rõ là phát triển mạng lưới phải đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội thành TP Hà Nội, nhưng đến thời điểm này thì chưa có một trường nào ra khỏi nội thành”.

Bà Thanh cũng cho hay: “Nguyện vọng chung của các nhà trường là có thêm cơ sở 2 chứ không di dời. Các trường ĐH, CĐ chủ yếu nằm trên địa bàn các quận nội thành, hiện nay có khoảng 58 trường”.

Ông Lê Văn Học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Hà Nội trình Chính phủ quyết định lộ trình chuyển một số trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành là một việc hết sức khó khăn. Hiện 4 quận nội thành cũ Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàn Kiếm đã có 26 trường ĐH, CĐ với gần 70.000 sinh viên đang học tập, làm tăng mật độ dân cư, ách tắc giao thông, bất cập về môi trường. Việc di dời các trường này toàn bộ hoặc một phần cũng phải tính toán kỹ”.

Mặt khác, ông Học cho biết: “Thực ra là vấn đề kinh phí rất lớn, vượt quá khả năng hiện nay của Hà Nội và của cả nước, do đó khó thực hiện và bản thân sinh viên cũng như giảng viên các trường, cán bộ quản lý cũng vậy, không có ai muốn rời khỏi trung tâm thủ đô vì ở đó cơ sở hạ tầng rất kém, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, cho nên họ không yên tâm học tập và làm việc tại cơ sở mới”. Ông nêu thực tế: cách đây hơn 10 năm, Chính phủ và Hà Nội đã dành 400 ha đất ở Tây Mỗ cho 7 trường ĐH giãn ra khỏi các quận nội thành nhưng năm 2008 thành phố lấy lại khu đất này cho mục đích khác vì sau 10 năm các trường không có kinh phí để thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở tại đó.

Việc triển khai dự án ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm góp phần giảm tải cho Hà Nội lại  triển khai quá chậm. Sau gần 15 năm thực hiện quy hoạch tại Láng - Hòa Lạc đến nay cũng chưa có một giảng viên và sinh viên nào lên học tập tại địa điểm mới.

Theo phương án Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trình UBND thành phố cuối tháng 10.2010, sẽ có 12 trường ĐH, CĐ được chuyển ra ngoại thành và được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối Nông nghiệp, Kỹ thuật và Công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là Kỹ thuật, Công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành Văn hóa xã hội, Sư phạm, Du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho ĐHQG Hà Nội, đào tạo ngành Khoa học cơ bản, Công nghệ, Kỹ thuật, Y Dược và các nghiên cứu chuyên sâu).

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục