Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 với tổng dự toán kinh phí khoảng 341 tỷ đồng.
Đối tượng của đề án là các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao. Phạm vi áp dụng trên 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Đề án gồm 4 hoạt động chính:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người
Thứ hai, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người. Xây dựng mới 110 phòng học, 110 nhà công vụ, mua sắm 220 bộ thiết bị.
Thứ ba, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người. Biên soạn tài liệu đặc thù hỗ trợ giáo viên và học sinh các dân tộc rất ít người, giúp giáo viên triển khai tốt nội dung chương trình dạy học. Tổ chức dồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh các dân tộc rất ít người.
Thứ tư, xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người. Tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phù hợp. Trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các trường lớp mẫu giáo thôn bản. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được nuôi dạy tại trường.
Theo Đề án, trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ như sau: trẻ em học mẫu giáo tại các trường công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng, học sinh học tại các điểm trường ở thôn bản được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng,
Các học sinh học tại trường Phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng, học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng.
Sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cà dạy nghề được hưởng học bổng bằng 100% mức lương chung/SV/tháng.
Tổng dự toán kinh phí Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 341 tỷ đồng.
Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc có trác nhiệm phối hợp thực hiện đề án.
Đề án thể hiện quan điểm của Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng có đồng bào dân tộc rất ít người.
Theo Dantri
Trong cuộc đối thoại về việc giải quyết khó khăn nhà ở cho sinh viên do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 29/11, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đến năm 2015, có khoảng 3,5 triệu trong số 5 triệu sinh viên cả nước có chỗ ở trong ký túc xá.
Phải có chính sách rõ ràng về kinh phí cho hoạt động kiểm định. Đó là phần lớn kiến nghị của 158 đại biểu đến từ 70 trường ĐH khu vực phía Nam dự hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại TPHCM ngày 30/11
Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã phải ra tiếp công văn nhắccác Sở GD-ĐT nộp báo cáo khảo sát thực trạng học sinh chơi trò chơi trực tuyến mà Bộ đã yêu cầu từ ngày 8/10/2010 và hạn cuối là ngày 25/10/2010 nhưng đến nay chưa có đơn vị nào báo cáo.
"Biến không thành có" là cụm từ được nhắc tới nhiều trong hội nghị tổng kết việc triển khai chương trình dạy học Intel và ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học trong năm 2010, diễn ra tại Quảng Trị ngày 30/11.
Đòi tự tử vì ba mẹ ly dị hay đã biết yêu từ tiểu học… là những tâm sự của học sinh (HS) với các chuyên viên tư vấn tâm lý trong trường học.
(HBĐT) - Trường Tiểu học thị trấn Bo (Kim Bôi) có 12 lớp với 286 em học sinh. 3 năm trở lại đây, nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, là 1 trong 2 trường có thư viện tiên tiến cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, dẫn đầu khối giáo dục tiểu học và đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1. những thành tích đó, ngoài sự nỗ lực cố gắng của hội đồng sư phạm nhà trường, phải kể đến công lao đóng góp không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Hoài, Hiệu trưởng nhà trường.