Có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Quy định về điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành.
Dự thảo nêu: "Tổ chức KĐCLGD là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực KĐCLGD, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập hoặc cho phép thành lập". Bên cạnh đó, đề án của Bộ GD-ĐT về việc này trong giai đoạn 2011-2020 quy định: “Các tổ chức nhà nước sẽ do Bộ GD-ĐT thành lập, trong giai đoạn từ năm 2011-2015 chỉ có tổ chức do Bộ thành lập”. Lý do là để “thống nhất quy trình đánh giá, đảm bảo sự khách quan, công bằng về kết quả đánh giá”.
Công nhận kết quả của chính mình
Theo một số chuyên gia giáo dục thì quy định này sẽ làm cản trở hoạt động kiểm định vốn cần sự bình đẳng, công khai, minh bạch và cạnh tranh.
GS Nguyễn Quang Toản - Viện trưởng Viện Kiểm định và phát triển chất lượng - Chủ tịch Hội Chất lượng TP. HCM cho rằng: “Việc Bộ GD-ĐT thành lập ra các tổ chức kiểm định để thực hiện kiểm định, đồng thời lại là cơ quan công nhận kết quả thì sẽ không thể khách quan và minh bạch được”. Ông Toản nhấn mạnh: “Đây là mô hình chưa từng có trên thế giới. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì việc kiểm định giáo dục sẽ lúng túng không biết đến bao giờ mới thoát được ra”.
GS Phạm Phụ - trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng cho biết: “Việc kiểm định phải để cho các tổ chức dân sự thực hiện. Bộ chỉ kiểm tra, thanh tra, đánh giá và công nhận các tổ chức này”.
Một GS khác nói: “Trong thời gian qua, Bộ trực tiếp làm công tác kiểm định, rồi lại công nhận kết quả kiểm định của chính mình nên đã nảy sinh tình trạng thiếu độc lập, khách quan, trung thực trong đánh giá. Hệ quả là sau 5 năm kiểm định mà vẫn chưa công bố kết quả. Nay tổ chức kiểm định do Bộ thành lập thì bản chất vẫn là Bộ kiểm định mà thôi”.
Sẽ không đảm bảo được tính khách quan
Việc Bộ GD-ĐT thành lập ra các tổ chức kiểm định để thực hiện kiểm định, đồng thời lại là cơ quan công nhận kết quả thì sẽ không thể khách quan, minh bạch được | |
GS Nguyễn Quang Toản |
Theo đề án xây dựng và phát triển hệ thống KĐCLGD đối với giáo dục ĐH và TCCN giai đoạn 2011-2020, từ năm 2016-2020 mới có thể hình thành các tổ chức KĐCLGD do tổ chức, cá nhân thành lập. Tuy nhiên dự thảo về việc thành lập tổ chức KĐCLGD quy định: các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập tổ chức KĐCLGD phải nộp hồ sơ cho Bộ GD-ĐT. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Bộ GD-ĐT cũng xem xét cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KĐCLGD.
Một số chuyên gia cho rằng Bộ là cơ quan cấp phép cho các tổ chức kiểm định sẽ không đảm bảo được tính khách quan, minh bạch. GS Phạm Phụ băn khoăn: “Theo Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện KĐCLGD thì việc Bộ đứng ra cấp phép cho các tổ chức kiểm định của tổ chức và tư nhân không có gì sai nhưng lâu nay việc phải xin phép như vậy bao giờ cũng bị biến thành chuyện xin cho tiêu cực”.
Một chuyên gia khác nói: “Bộ được cấp phép thì Bộ cũng có quyền giải thể những tổ chức đó. Vì vậy các tổ chức này sẽ phải tuân thủ “vô điều kiện” những yêu cầu của Bộ. Như vậy thì làm sao gọi là độc lập, khách quan?”.
Theo GS Nguyễn Quang Toản thì các tổ chức KĐCLGD cần được xem như một tổ chức khoa học, công nghệ và sẽ được thành lập và quản lý theo Luật Khoa học, Công nghệ. Các tổ chức này sẽ hoạt động như một doanh nghiệp và chỉ cần đăng ký hoạt động với Sở KH-ĐT, hoặc đăng ký hoạt động chuyên môn với Bộ GD-ĐT.
Bộ có quyền giám sát, theo dõi hoạt động của các tổ chức này đồng thời có quyền công nhận hoặc không công nhận kết quả kiểm định của các tổ chức đó. Như vậy thì mới đúng bản chất của việc kiểm định và có thể hội nhập được với các nước trên thế giới.
Theo Báo Thanhnien
Ngày 18.12, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức tổng kết chương trình kết nối mạng giáo dục và ký kết triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường. Đến nay, 100% cơ sở giáo dục của ngành giáo dục VN, trừ những nơi chưa đủ điều kiện (chưa có điện lưới, máy tính…) đã được tiếp cận với internet.
Trang bị màn hình LCD trong lớp học bằng nguồn quỹ từ phụ huynh trở thành “phong trào” tại nhiều trường những năm gần đây. Tuy nhiên, dạy và học với một giáo cụ mới đòi hỏi không chỉ một bộ máy vi tính và màn hình LCD...
(HBĐT) - Từng là xã 135, xã vùng sâu còn nhiều khó khăn nhưng Nật Sơn (Kim Bôi) đã có những quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, các trường trên địa bàn đã thể hiện được nội l ực và tinh thần vượt khó rất đáng ghi nhận…
Sau khi báo chí phản ánh về một số chủ trương đổi mới phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011. Ngay trong chiều ngày 17/12, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có công văn trả lời chính thức về vấn đề này.
Cách đây đúng mười lăm năm, tôi thi đại học, và được quyền chọn nhiều trường để thi bởi lúc đó, các trường đều tự chủ trong việc thi tuyển. Danh tiếng của mỗi trường sẽ khiến cho mỗi thí sinh phải tự lượng sức mình khi đặt bút ghi vào hồ sơ dự tuyển. Việc đậu vào trường nào sẽ đem lại danh dự cho chính người dự thi.
Học kỳ II năm học 2010-2011 Hà Nội bắt đầu triển khai đại trà việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn thành phố. Trước đó, Hà Nội tổ chức thí điểm nội dung này tại 18 trường học thuộc địa bàn 6 quận/huyện.