Trước phản ứng của dư luận về chủ trương tự chủ trong tuyển sinh ở một số trường ĐH năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định đó chỉ là hiểu nhầm

 
Như Báo NLĐ số ra ngày 17-12 đã thông tin, 6 trường ĐH, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương và ĐH Y Hà Nội sẽ được tự chủ trong tuyển sinh. Công văn của Bộ GD-ĐT gửi các trường này nêu rõ: Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT dự kiến trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011 sẽ giao một số trường ĐH trọng điểm, đủ năng lực và kinh nghiệm quản lý tốt thực hiện, chịu trách nhiệm toàn diện tất cả các khâu của công tác tuyển sinh: ra đề, tổ chức thi, chấm thi, phúc khảo, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển và giải quyết các khiếu nại - tố cáo có liên quan.
 

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH năm 2010 tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

 
Mới chỉ nghiên cứu?
 
Trong công văn, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu 6 trường nêu trên xây dựng phương án tự chủ tuyển sinh. Trong đó, làm rõ thời gian, địa điểm, các điều kiện bảo đảm cho việc ra đề, tổ chức thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi ĐH của thí sinh để xét tuyển....
 
Sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT, một số trường đã lên phương án tuyển sinh cho năm 2011. Tuy nhiên, khi đánh giá về phương án này, một chuyên gia tuyển sinh uy tín đã cho rằng muốn thay đổi phương pháp tuyển sinh “ba chung” đã kéo dài 9 năm, trước hết bộ phải chỉ ra được nhược điểm của cách tuyển sinh cũ và đưa ra ưu điểm của phương pháp tuyển sinh mới.
 
Nếu giao cho các trường lên phương án thí điểm mà không thấy được những ưu điểm nổi bật của nó thì cũng không giải quyết được vấn đề cốt lõi là cải tiến. Thậm chí, việc này còn gây ra nhiều rắc rối, tạo thêm nhiều tiêu cực trong thi cử như dạy thêm, học thêm trong các lò luyện. Đây không thể coi là cải tiến, thậm chí còn là một cách... cải lùi.
 
Trước những phản ứng của dư luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã lên tiếng giải thích: “Việc giao quyền tự chủ cho 6 trường ĐH là hiểu nhầm hoàn toàn. Bộ mới giao 2 ĐH quốc gia và 4 ĐH trọng điểm cùng bộ nghiên cứu phương thức tuyển sinh chứ không giao tuyển sinh cho 6 trường đó”.
 
Vẫn tuyển sinh như “3 chung”
 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết phương án tuyển sinh của các trường đưa lên chưa rõ ràng, chưa nêu cụ thể các vấn đề cải tiến thi cử. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là cải tiến thi cử phải làm sao cho thí sinh không bị thiệt thòi và bảo đảm công bằng nhất. Vì vậy, vấn đề đề thi, thời điểm thi, các quy chế về xét tuyển thi riêng, bộ yêu cầu phải có quy định rất cẩn thận.
 
Theo ông Ga, hiện các trường vẫn chưa hoàn thành phương án cụ thể nên chưa thể biết phương án này có được thực hiện hay không. Việc tuyển sinh không chỉ đơn giản là trường ra đề thi và chọn thí sinh mà cần phải chú ý cả các vấn đề xã hội. Bài toán mà Bộ GD-ĐT đặt ra cho các trường là phải làm sao ra đề thi, tổ chức tuyển sinh mà không gây chuyện gia tăng học thêm, dạy thêm như trước đây. Trường đưa lên phương án khả thi thì cũng phải nói rõ giải pháp khắc phục những vấn đề phát sinh.
 
Ông Bùi Văn Ga khẳng định khi các trường trình phương án tuyển sinh, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu kỹ càng. Chỉ khi nào bộ thực sự yên tâm với phương án tuyển sinh của các trường thì mới bắt đầu triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bộ vẫn chưa yên tâm với phương án của trường nào. Do vậy, trước mắt, phương thức tuyển sinh năm 2011 cơ bản giống hình thức “3 chung” đã thực hiện mấy năm qua.
 
 
                                                                                    Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các TTHTCĐ ở huyện Kim Bôi đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề TTCN cho nông dân.

Giảng viên không “mặn” nghiên cứu khoa học

Không có động lực tài chính từ việc nghiên cứu khoa học nên nhiều giảng viên “quên” nghiên cứu khoa học và không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy

Hơn 25 triệu thầy cô, HSSV được tiếp cận internet

Ngày 18.12, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức tổng kết chương trình kết nối mạng giáo dục và ký kết triển khai các ứng dụng tin học trong nhà trường. Đến nay, 100% cơ sở giáo dục của ngành giáo dục VN, trừ những nơi chưa đủ điều kiện (chưa có điện lưới, máy tính…) đã được tiếp cận với internet.

Đổi mới nửa vời - Kỳ 1: Ồ ạt màn hình LCD trong lớp học

Trang bị màn hình LCD trong lớp học bằng nguồn quỹ từ phụ huynh trở thành “phong trào” tại nhiều trường những năm gần đây. Tuy nhiên, dạy và học với một giáo cụ mới đòi hỏi không chỉ một bộ máy vi tính và màn hình LCD...

Giáo dục Nật Sơn đang có nhiều bước chuyển mới

(HBĐT) - Từng là xã 135, xã vùng sâu còn nhiều khó khăn nhưng Nật Sơn (Kim Bôi) đã có những quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, các trường trên địa bàn đã thể hiện được nội l ực và tinh thần vượt khó rất đáng ghi nhận…

Thi ĐH, CĐ 2011 giữ ổn định như năm trước

Sau khi báo chí phản ánh về một số chủ trương đổi mới phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011. Ngay trong chiều ngày 17/12, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có công văn trả lời chính thức về vấn đề này.

Bộ bớt ôm đồm, trường thêm tự chủ

Cách đây đúng mười lăm năm, tôi thi đại học, và được quyền chọn nhiều trường để thi bởi lúc đó, các trường đều tự chủ trong việc thi tuyển. Danh tiếng của mỗi trường sẽ khiến cho mỗi thí sinh phải tự lượng sức mình khi đặt bút ghi vào hồ sơ dự tuyển. Việc đậu vào trường nào sẽ đem lại danh dự cho chính người dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục