Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/một khóa luận...

 

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên.

 
Tốt nghiệp loại khá mới được làm giảng viên
 
Theo đó, giảng viên phải có bằng ĐH trở lên, riêng giảng viên mới được tuyển dụng phải có bằng ĐH chính quy đạt loại khá trở lên (nếu chưa có bằng tốt nghiệp trình độ cao hơn) phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tin học từ B trở lên.

Trong tương lai, điều kiện để được trở thành giảng viên sẽ được quy định chặt chẽ hơn

 
Đối với giảng viên chính phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa công nhận và áp dụng có kết quả trong chuyên môn. Với giảng viên cao cấp phải có bằng tiến sĩ, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ, ngành trở lên được hội đồng khoa học công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
 
Bà Trần Thị Hà, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho rằng quy định giảng viên mới tuyển dụng phải có bằng tốt nghiệp ĐH loại khá trở lên là hợp lý. Thực tế, các trường ĐH ở TP luôn có chính sách thu hút nhân tài; ứng viên là tiến sĩ, thạc sĩ thường được ưu tiên bằng các điểm cộng khi nộp hồ sơ tuyển dụng vào các trường. Tuy nhiên, đối với các trường ĐH vùng, ĐH địa phương, nếu yêu cầu giảng viên phải có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì không thể nào có nguồn để tuyển dụng.
 
Giáo sư phải dạy quá nhiều
 
Theo quy định, thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tổng quỹ thời gian làm việc hằng năm là 1.760 giờ. Định mức cụ thể đối với giảng viên là 900 giờ dạy, 400 giờ nghiên cứu khoa học và 460 giờ cho các hoạt động khác. Đối với giảng viên chính, con số tương ứng là 900 – 500 và 360, đối với giảng viên cao cấp là 900 – 600 và 260.
 
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy (được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy) là 280 giờ chuẩn đối với giảng viên, 300 giờ chuẩn đối với giảng viên chính, 320 giờ chuẩn đối với giảng viên cao cấp. Theo hướng dẫn quy đổi của Bộ GD-ĐT, một tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp được tính 1 giờ chuẩn; một tiết báo cáo chuyên đề được tính từ 1 đến 1,5 giờ chuẩn; một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 0,5 đến 1 giờ chuẩn.
 
Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/khóa luận; hướng dẫn một học viên viết tiểu luận cuối khóa học được tính từ 2 đến 4 giờ chuẩn; đọc và nhận xét đánh giá một khóa luận tốt nghiệp của học viên được tính 4 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên đi thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 3 đến 4 giờ chuẩn.
 
Bộ GD-ĐT cũng quy định lãnh đạo các cơ sở đào tạo quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức giờ chuẩn được quy định trên đây. 
 
PGS Ngô Thám, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng quy định số giờ chuẩn của giảng viên chính, giảng viên cao cấp như trong quy định này là bất hợp lý. Về nguyên tắc, đối với giáo sư, số giờ dạy cần giảm xuống để tăng thời gian làm nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh đào tạo thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ở VN thì ngược lại, các giáo sư lại là những người có số giờ dạy nhiều nhất, sau đó mới là các phó giáo sư, tiến sĩ.
 
Từ thực tế nói trên, PGS Ngô Thám cho rằng cần xem lại quy định này để giảm bớt thời gian lên lớp của các giảng viên cao cấp, thay vào đó là “tận dụng” nguồn chất xám quý báu để nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực sau này. 
 
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường THCS  Mông Hoá (Kỳ Sơn) xây mới 6 phòng học với tổng mức đầu tư 1, 2 tỷ đồng tạo cảnh quan khang trang, sạch, đẹp.
Thí sinh trúng tuyển làm hồ sơ nhập học năm 2010.
Không có hình ảnh

Thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2010 – 2011: Thi trong chương trình đang học

Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12 hoặc 11 phổ thông năm học 2010 - 2011, có xếp loại học lực và hạnh kiểm học kỳ 1 đạt từ khá trở lên

Giảng viên ĐH làm việc 1.760 giờ/năm

Thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; tổng quỹ thời gian làm việc hàng năm là 1.760 giờ.

Trường tiểu học TT Chi Nê: “Dẫn” đầu khối giáo dục tiểu học của tỉnh

(HBĐT) - Với tổng diện tích rộng trên 6.000 m2, trường tiểu học TT Chi Nê (Lạc Thuỷ) có khuôn viên rộng rãi, sạch đẹp, lớp học khang trang và các phòng chức năng được đầu tư trang thiết bị hiện đại... Cô giáo Nguyễn Thị Tư, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi chia sẻ: Năm học 2009 – 2010, trường vinh dự đón hiệu trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong thời gian tới.

Miễn thi đại học cho học sinh nước ngoài

Đây là một trong những điểm mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 25/1.

TPHCM: Đưa gần 3.000 sinh viên nghèo về quê ăn Tết

Hôm qua 25/1 Bộ GD- ĐT, Thành đoàn TPHCM và Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố tổ chức 60 chuyến xe đưa gần 3.000 sinh viên nghèo ở các tỉnh xa về quê đón Tết. Đây là hoạt động ý nghĩa với sinh viên khi không khí Tết đang cận kề.

Apollo English nhận giải thưởng Rồng Vàng 2010

Apollo English là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vừa vinh dự nhận được giải thưởng Rồng vàng 2010 dành cho “Doanh nghiệp tận tâm vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục