Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12 hoặc 11 phổ thông năm học 2010 - 2011, có xếp loại học lực và hạnh kiểm học kỳ 1 đạt từ khá trở lên
Ngày 25-1, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đã ký thông báo số 134/GDĐT-TrH hướng dẫn việc tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp TP, năm học 2010 – 2011.
Học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lương Thế Vinh (tphcm) trong giờ học toán. Ảnh: TẤN THẠNH
Môn ngoại ngữ chỉ thi viết
Theo kế hoạch, kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp TP năm nay sẽ được tiến hành vào ngày 3-3. Buổi sáng (bắt đầu từ 8 giờ) thi các môn tin học, văn, lý, hóa, sử. Buổi chiều (bắt đầu từ 14 giờ) thi các môn toán, sinh, ngoại ngữ, địa. Thời gian làm bài 180 phút. Môn ngoại ngữ chỉ thi viết.
Năm nay, địa điểm tổ chức thi là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (235 Nguyễn Văn Cừ, quận 5). Đề thi do hội đồng ra đề thi thực hiện theo quyết định của giám đốc sở. Về nội dung thi, Sở GD-ĐT cho biết sẽ thi trong chương trình THPT hiện hành.
Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12 hoặc 11 phổ thông năm học 2010 – 2011, có xếp loại học lực và hạnh kiểm học kỳ 1 đạt từ khá trở lên. Đối với trường THPT, mỗi môn được cử một đội dự thi với số lượng không quá 5 + 2n (n là số học sinh đạt giải toàn quốc năm học 2009-2010); riêng môn tin học chỉ cử 3 học sinh.
Thành phần đội tuyển của các trường: THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TPHCM gồm tất cả học sinh lớp 11 và 12 chuyên của môn thi và 5 học sinh lớp 12 không chuyên; riêng môn tin học đối với lớp 12 không chuyên chỉ cử 2 học sinh.
Đối với lớp chuyên của các trường THPT: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Trung Phú, Nguyễn Hữu Cầu, Củ Chi, Nguyễn Hữu Huân, Trung học Thực hành - ĐH Sư phạm TPHCM thì đội tuyển sẽ gồm tất cả học sinh các lớp 12 và 11 môn chuyên; với các môn không chuyên, số lượng thí sinh dự thi vẫn áp dụng theo nguyên tắc không quá 5 + 2n như đối với các trường THPT không có lớp chuyên.
Cứ 10 học sinh được cử 1 giám thị
Hội đồng coi thi sẽ được tổ chức theo quyết định của giám đốc sở, trên cơ sở các trường cử số lượng giám thị tham gia coi thi theo tỉ lệ cứ có 10 học sinh dự thi thì được cử 1 giám thị. Giám thị coi thi phải là giáo viên không tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và không có học sinh dự thi.
Việc chấm thi cũng sẽ được tiến hành bởi một hội đồng do giám đốc sở quyết định thành lập và triệu tập. Việc xét công nhận học sinh giỏi cấp TP đối với mỗi môn thi sẽ căn cứ vào tổng số giải (từ giải ba trở lên), không quá 60% số thí sinh dự thi và điểm bài thi phải đạt từ 50% trở lên (theo thang điểm tối đa).
Khi tham dự kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp TP, học sinh phải mang theo thẻ dự thi có dán ảnh, ghi đủ các chi tiết, hiệu trưởng nhà trường ký tên và đóng dấu. Ngày 17-2 là hạn chót để các trường nộp danh sách học sinh và giám thị coi thi.
Theo Báo NLĐ
Apollo English là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vừa vinh dự nhận được giải thưởng Rồng vàng 2010 dành cho “Doanh nghiệp tận tâm vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.
Các chính sách hỗ trợ bậc học mầm non đang được Chính phủ, Bộ GD-ĐT liên tục triển khai trong thời gian gần đây, cho thấy sự quan tâm của ngành với bậc học này. Tuy nhiên, với chính sách thuế mà quận 12 đang triển khai với các trường mầm non ngoài công lập lại là một việc làm hết sức khó hiểu. Nó không chỉ khiến các trường than trời mà còn gián tiếp kìm hãm công tác phổ cập giáo dục mầm non của địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện quy hoạch xây dựng các trường ĐH, CĐ vùng thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở quy hoạch này, Chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên.
Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục mã trường, mã đơn vị đăng ký dự thi, mã tỉnh, bảng phân chia khu vực các trường THPT, các trường nghề năm 2011. Trong đó bổ sung toàn bộ khối trường nghề dành cho đối tượng là học viên trường nghề được dự thi CĐ, ĐH.
Ở một số ngành nghề, tỷ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp chỉ đến 20-30%. Phần lớn những SV này cho rằng không thấy hào hứng với ngành học đã chọn.
Học nhưng không gắn bó
Việc mở hệ B trong trường công không chỉ trái với Luật Giáo dục mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam