Thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; tổng quỹ thời gian làm việc hàng năm là 1.760 giờ.

 

Đó là một trong những nội dung của Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dư­ỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ vừa công bố.

Theo dự thảo về chế độ làm việc, giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp theo chế độ tuần làm việc 40 giờ; tổng quỹ thời gian làm việc hàng năm là 1.760 giờ.

Định mức thời gian làm việc hàng năm theo từng nhiệm vụ, đối với mỗi chức danh cụ thể như sau:

Đơn vị tính: giờ

Nhiệm vụ

Chức danh

Giảng dạy

Nghiên cứu khoa học

Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác

Giảng viên

900

400

460

Giảng viên chính

900

500

360

Giảng viên cao cấp

900

600

260

Về giờ chuẩn giảng dạy, định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy: Giờ chuẩn giảng dạy: là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy tại Thông tư này cho từng chức danh quy định như sau: Giảng viên: 280 giờ chuẩn; Giảng viên chính: 300 giờ chuẩn; Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức giờ chuẩn được quy định trên.

Cụ thể quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn: Một tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp được tính 1 giờ chuẩn; Một tiết báo cáo chuyên đề được tính từ 1,0 đến 1,5 giờ chuẩn; Một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 0,5 đến 1 giờ chuẩn; Hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; Hướng dẫn học viên làm khoá luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/1 khóa luận; hướng dẫn một học viên viết tiểu luận cuối khóa học được tính từ 2 đến 4 giờ chuẩn; đọc và nhận xét đánh giá 1 khóa luận tốt nghiệp của học viên được tính 4 giờ chuẩn. Hướng dẫn học viên đi thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 3 đến 4 giờ chuẩn…

Quy định áp dụng định mức giờ chuẩn: Giảng viên trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu hoặc trong thời gian tập sự ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy của chức danh giảng viên quy định. Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác vượt định mức giờ chuẩn được hưởng chế độ dạy thêm giờ đối với thời gian vượt định mức nhưng không quá 200 giờ chuẩn trong 1 năm.

Giảng viên làm nhiệm vụ quản lý, chủ nhiệm lớp thì cứ quản lý hoặc chủ nhiệm một lớp được giảm 5% định mức giờ chuẩn quy định. Giảng viên nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm 10% định mức giờ chuẩn.

Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể:

Chức danh

Tỷ lệ % định mức giờ chuẩn của ngạch giảng viên đang giữ

Giám đốc, Hiệu trưởng

15% - 20%

Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng:

20% - 25%

Trưởng phòng

25% - 30%

Phó Trưởng phòng

30% - 35%

Trưởng khoa

75% - 80%

Phó Trưởng khoa, Trưởng bộ môn:

80% - 85%

Phó Trưởng bộ môn, Chủ nhiệm lớp

85% - 90%

Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn

55% - 60%

Phó Bí thư đảng uỷ, Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng bộ), Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

60% - 65%

Người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không giữ một trong các chức danh giảng viên thì không thực hiện định mức giờ chuẩn quy định trên. Giảng viên giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm nhiều chức vụ đảng, đoàn thể chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn thấp nhất.

 

                                                                                     Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Hàng năm, nhà trường mua bổ sung các loại sách, báo, tạp chí đáp ứng nhu cầu đọc, tham khảo của giáo viên, học sinh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thu thuế bất hợp lý tại quận 12, TPHCM - Bài 1: Oằn lưng đóng thuế

Các chính sách hỗ trợ bậc học mầm non đang được Chính phủ, Bộ GD-ĐT liên tục triển khai trong thời gian gần đây, cho thấy sự quan tâm của ngành với bậc học này. Tuy nhiên, với chính sách thuế mà quận 12 đang triển khai với các trường mầm non ngoài công lập lại là một việc làm hết sức khó hiểu. Nó không chỉ khiến các trường than trời mà còn gián tiếp kìm hãm công tác phổ cập giáo dục mầm non của địa phương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nhanh chóng triển khai quy hoạch các trường ĐH, CĐ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện quy hoạch xây dựng các trường ĐH, CĐ vùng thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở quy hoạch này, Chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2011: Hà Nội không thay đổi khu vực ưu tiên

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục mã trường, mã đơn vị đăng ký dự thi, mã tỉnh, bảng phân chia khu vực các trường THPT, các trường nghề năm 2011. Trong đó bổ sung toàn bộ khối trường nghề dành cho đối tượng là học viên trường nghề được dự thi CĐ, ĐH.

Chọn ngành không phù hợp: Nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp

Ở một số ngành nghề, tỷ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp chỉ đến 20-30%. Phần lớn những SV này cho rằng không thấy hào hứng với ngành học đã chọn. Học nhưng không gắn bó

Lại có hệ B trong trường công!

Việc mở hệ B trong trường công không chỉ trái với Luật Giáo dục mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam

Giáo sư Việt kiều trả ơn quê hương

Sau gần 30 năm định cư tại Mỹ, nay giáo sư Trương Nguyện Thành dành phân nửa thời gian làm việc tại quê hương, tiếp tục gieo hạt giống mới phát triển khoa học công nghệ nước nhà khi trở về giữ chức viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục