Chỉ tiêu tuyển sinh tăng sẽ giúp nhiều thí sinh có cơ hội đến với giảng đường đại học.

Chỉ tiêu tuyển sinh tăng sẽ giúp nhiều thí sinh có cơ hội đến với giảng đường đại học.

Thông tin chính thức về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 cho tới thời điểm này vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu về chỉ tiêu (CT) đã thu hút sự chú ý của thí sinh (TS), đặc biệt là trong bối cảnh việc tổng kết công tác thi, tuyển sinh năm trước và công bố thông tin về kỳ thi năm nay của Bộ GD-ĐT đã chậm hằng tháng trời.

 

Chỉ tiêu vẫn tăng
Năm 2010, mặc dù nhiều trường không tuyển đủ CT được duyệt, song năm nay, không ít trường vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu vào. Trong khi tổng CT tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy sẽ tăng trung bình là 6,5%, TCCN tăng 10%, có trường đã dự kiến tăng CT tuyển mới ở mức cao, tới 20%, như Trường ĐH Điện lực. Trường ĐH Công nghiệp dự kiến tăng khoảng 6%, nâng lên 4.500 CT hệ ĐH, 4.500 CT hệ CĐ, 2.500 CT hệ TCCN. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có thể tăng 200 CT bậc ĐH và 800 CT bậc CĐ. Nhiều trường khác cũng cho biết khả năng tăng số sinh viên tuyển mới trong năm 2011 như: Trường ĐH Mỏ - Địa chất tăng 10% cho bậc CĐ với khoảng 500 CT, Trường ĐH Lâm nghiệp tăng 300 CT lên thành 1.900 CT, Trường ĐH Hà Nội tăng 100 CT lên 1.800, Trường ĐH Giao thông Vận tải tăng 5% so với CT năm trước.

Ngoài số CT tăng trong hệ đào tạo theo ngân sách, năm nay, cánh cổng trường ĐH còn rộng mở với các TS nhờ hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội, hay còn gọi là hệ đào tạo ngoài ngân sách. Các trường áp dụng hình thức này vẫn là những trường thuộc nhóm có điểm chuẩn và tỷ lệ TS dự thi cao, nhằm "vớt" những TS đạt điểm cao mà vẫn trượt. Theo học hệ này, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ được cấp bằng ĐH hệ chính quy dài hạn nhưng không được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí đào tạo. Các trường năm 2010 có hệ đào tạo ngoài ngân sách là ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông. Năm nay, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, dự kiến trường sẽ xét tuyển khoảng 300 CT đào tạo theo nhu cầu xã hội, Học viện Tài chính tuyển 200-300 CT. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cũng tiếp tục tuyển sinh ngoài ngân sách. Đặc biệt, khối các trường y - dược có nhiều CT cho hệ này. Ngoài Trường ĐH Y Hà Nội cho biết sẽ tuyển khoảng 150 CT ngoài ngân sách như năm 2010, Trường ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh dự kiến có tới 500 CT, Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ cũng dành tới 450 CT.

Mỗi TS tối đa có 6 giấy triệu tập trúng tuyển
Không chỉ quan tâm tới số lượng CT, các sửa đổi trong quy chế tuyển sinh đang là điều mà các TS trông đợi nhất. Một trong những dự kiến sửa đổi đáng chú ý là quy định về việc gửi giấy báo trúng tuyển cho TS. Trong các mùa tuyển sinh trước đây thường xảy ra tình trạng một TS có thể nhận hàng chục giấy báo trúng tuyển, trường hợp cá biệt có tới 20 giấy, từ các trường ĐH, CĐ mà TS không hề dự thi hay đăng ký xét tuyển. Để hạn chế tình trạng này, Bộ GD-ĐT dự kiến có hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau: gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho TS không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký không đúng thời gian quy định. Với quy định này, một TS dự thi cả 3 đợt (trên thực tế có rất ít), nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã dự thi, nhưng có kết quả thi đạt điểm sàn ĐH, CĐ trở lên thì sẽ nhận được tối đa 6 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ (4 giấy ĐH và 2 giấy CĐ) do trường tổ chức thi cấp. TS sử dụng các giấy này để tham gia đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường ĐH, CĐ. Như vậy, một TS sẽ nhận được tối đa 6 giấy triệu tập trúng tuyển ĐH, CĐ cho cả 2 đợt xét tuyển.

Quy chế năm nay cũng chặt chẽ hơn với dự kiến bổ sung quy định trước khi làm bài thi, TS phải ghi đầy đủ số báo danh vào giấy thi, giấy nháp và yêu cầu cả hai cán bộ coi thi ký, ghi rõ tên vào 2 loại giấy trên (quy chế cũ chỉ yêu cầu như vậy với giấy thi). Bên cạnh đó, TS cũng được đơn giản hóa thủ tục nhờ dự kiến bãi bỏ hồ sơ trúng tuyển trong các giấy tờ nhập học của TS.  Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường sẽ trực tiếp xét duyệt danh sách trúng tuyển và ký giấy triệu tập người trúng tuyển nhập học. Trong giấy này ghi rõ kết quả thi của TS và những thủ tục cần thiết khi nhập học.

Vẫn băn khoăn về TS ảo
Dù ngành giáo dục chưa tổng kết nhưng qua theo dõi mùa thi năm 2010 thì có thể thấy sự nỗ lực của ngành trong việc chống tiêu cực trong thi cử; công tác chuẩn bị, ra đề, tổ chức coi thi được dư luận đánh giá cao. Điều đáng băn khoăn, lo lắng nhất là tình trạng "ảo" về số hồ sơ đăng ký dự thi và "ảo" về số TS dự thi. Tỷ lệ đến thi so với số đăng ký dự thi chỉ đạt khoảng 70%, rất lãng phí, dẫn đến thực tế là không năm nào các trường không phải bù lỗ cho công tác tuyển sinh. Trong số 70% TS đến thi nói trên, chỉ 1/3 có khả năng trúng tuyển. Số TS vào phòng thi… để ngủ không hiếm, số lượng bài thi đạt điểm kém không nhỏ, đến hàng chục nghìn và điều đó cho thấy, có một số lượng lớn TS không thi cũng biết sẽ trượt.

Có nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc các cơ sở đào tạo nên sơ tuyển hồ sơ bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập ở bậc học này. Đây là điều quy chế không cấm. Việc làm này vừa hạn chế số lượng TS "chưa thi đã biết trượt", vừa góp phần phân luồng học sinh. Trong hội nghị về tuyển sinh sắp tới, liệu ngành giáo dục sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề này để kỳ thi tuyển sinh năm 2011 bớt nặng nề, cồng kềnh và tốn kém?


 
                                                                              Theo HaNoiMoi


 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thư viện trở thành điểm đến quen thuộc của các em học sinh trường TH Kim Bôi trong giờ giải lao
Không có hình ảnh

Bắt gặp tâm hồn quê hương

“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...”. Hình ảnh và trải nghiệm ấy tôi đã bắt gặp đầy xúc động trên đất Úc

“Cây” đa năng

Cậu học trò Trần Ngọc Huy của lớp 12A5 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được bạn bè biết đến như “cây” đa năng thứ thiệt. Mê học Hóa, vào đội tuyển học sinh giỏi Sinh học, thi “ké” nhưng lại giật giải môn Địa lý. Không chỉ là học sinh giỏi toàn diện 11 năm liền, cậu còn liên tục “bắn tỉa” nhiều giải thưởng về nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa học.

Giáo sư Ngô Bảo Châu - Tự hào Việt Nam

Trưa 19-8-2010 (giờ Việt Nam), tại TP Hyderabad (Ấn Độ), trong phiên khai mạc của Đại hội Toán học quốc tế 2010, tên của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được xướng lên cùng 3 người khác đoạt giải thưởng Fields 2010 (được xem là giải Nobel của ngành Toán học thế giới). Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ 3 châu Á (cùng Nhật Bản và Israel) và thứ 15 trên thế giới có người đoạt giải thưởng danh giá này.

Cổ tích của "những đứa trẻ Chanchu"

Những đứa trẻ Chanchu” là cái tên người ta thường gọi 5 đứa con thơ dại của ngư dân Lê Thánh Hoàng. Mất cả cha lẫn mẹ sau cơn bão lịch sử Chanchu, những đôi mắt trong veo này đã ám ảnh nhiều người.

TP Hồ Chí Minh xây dựng trường học hiện đại, chất lượng cao

Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đổi mới toàn diện và tập trung đầu tư cho công tác giáo dục. Với hơn 1.500 trường học từ mầm non đến trung học chuyên nghiệp, ngành giáo dục thành phố đang xây dựng các trường học tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội về cơ bản không thay đổi

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng vừa ký Quyết định số 742 chấp thuận đề nghị của Sở GDĐT về công tác tuyển sinh đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2011-2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục