Khá nhiều học sinh đi du học không có kế hoạch rõ ràng cho thời gian du học và định hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học tại nước ngoài. Nên chuẩn bị khi nào, từ đâu, như thế nào -đó là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh cũng như HS băn khoăn.

Rất nhiều các chuyên gia về đào tạo cho rằng kế hoạch học tập và định hướng nghề nghiệp luôn song hành cùng nhau, cha mẹ nên tìm hiểu và chuẩn bị cho con khi bắt đầu đầu vào cấp ba. Học sinh cần phải học tập lấy kiến thức và chuẩn bị đầu vào tiếng Anh đáp ứng các trường Đại học tại nước ngoài càng sớm càng tốt. 
 

Việc xác định nghề nghiệp trong tương lai có liên quan đến chuyên ngành học tại nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp đúng?

Việc lựa chọn ngành học nên dựa theo những tiêu chí như:

1. Theo thế mạnh của bản thân:

Hiểu rõ các ưu điểm của bản thân là rất quan trọng để lựa chọn ngành học. Sinh viên đôi khi lựa chọn ngành học theo chỉ dẫn của bố mẹ hoặc theo xu hướng thời đại. Điều này đã hạn chế khả năng thiên bẩm hoặc sự tự tin của cá nhân về điểm mạnh của mình. Ví dụ có những sinh viên yêu thích công việc nghiên cứu, học tốt các môn khoa học nhưng vì công việc trong nghiên cứu khoa học vất vả, lương thấp và lượng tuyển dụng không cao do vậy sinh viên dễ dàng bỏ qua niềm đam mê của mình để chạy theo những công việc “hot” của thị trường lao động. Lâu dần sinh viên làm việc không có đam mê, công việc trở nên kém hấp dẫn và sinh viên không có khả năng thể hiện bản thân trước người tuyển dụng lao động, điều này làm giảm khả năng làm việc, thăng tiến của bản thân hoặc niềm vui trong công việc.

2. Khả năng tài chính của gia đình:

Việc đi du học của sinh viên hiện nay phần lớn do gia đình tài trợ, rất ít sinh viên nhận được học bổng của chính phủ hay các tổ chức, công ty. Do vậy việc xem xét nguồn ngân sách là rất quan trọng. Sinh viên không thể hy vọng đi làm trong quá trình học để trang trải học phí và phí sinh hoạt. Đánh đổi điều này là kết quả học tập giảm sút. Chính vì vậy gia đình cần cân đối và lên kế hoạch về tài chính đảm bảo con em mình không quá lo lắng về tài chính trong quá trình đi học. Những trường xếp hạng tốt và chuyên ngành được đánh giá bằng 5* sẽ có mức học phí không hề dễ chịu. Đổi lại sinh viên được học với các giáo sư có kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp cao.

3. Xác định mục tiêu:

Việc lựa chọn ngành học phải được xét dựa trên mục tiêu, không quá cao so với khả năng thực tế và phải đặt mục tiêu dài hạn. Như để học bằng MBA thì bạn phải lên kế hoạch làm việc ít nhất trong vòng 3 năm ở vị trí quản lý.

Kế hoạch du học thường phải được chuẩn bị từ rất sớm (nếu những gia đình nào có đủ khả năng tài chính quyết định cho con đi du học). Khi đã quyết định gửi con đi học, cha mẹ cần rèn luyện cho con tính tự lập, khả năng giao tiếp, hòa đồng với những người xung quanh từ khi còn nhỏ, cho con tham gia trại hè quốc tế hàng năm là những trải nghiệm tốt cho con sau này. Thường thì những học sinh có khả năng tìm được việc làm tốt, khả năng thích ứng nhanh là do đã được học Đại học tại nước ngoài. Để có thể theo học Đại học tại Anh sinh viên sẽ theo học chương trình dự bị Đại học (1 năm) hoặc A level (2 năm) trước đó. Việc theo đuổi các chương trình chuẩn bị trước khi vào Đại học là khá quan trọng, một phần học sinh được làm quen với phương pháp giảng dạy và học tập của sinh viên Anh, mặt khác học sinh được nói và nghe tiếng Anh của người bản địa - rào cản thường thấy ở sinh viên nước ngoài khi đến Anh học tập. Sau chương trình dự bị hoặc A level học sinh sẽ vào Đại học cùng với các sinh viên Anh một cách tự tin.

Những năm học Đại học tại Anh là trải nghiệm thú vị về học vấn, văn hoá và cơ hội đối với du học sinh.  Sinh viên nước ngoài hay sinh viên Anh trong quá trình học đều nhận được những tư vấn về ngành nghề, xu hướng ngành nghề, kỹ năng, công việc bán thời gian... từ trung tâm hỗ trợ việc làm (Career Center) của các trường Đại học hoặc tham gia các sự kiện như ngày hội tư vấn việc làm hoặc các nhà tuyển dụng trực tiếp đến nói chuyện. Từ đó sinh viên hiểu rằng việc tích lũy kiến thức cơ bản trong trường là một phần nhưng việc có được những kỹ năng hoặc kiến thức bổ trợ bên ngoài mới góp phần quyết định cho thành công trong nghề nghiệp sau khóa học. Các sinh viên trong cùng khoa, cùng trường hoặc các bạn trong cộng đồng xã hội Anh là một mắt xích trong global network. Sinh viên sẽ tìm thấy cơ hội hoặc sự chia sẻ kinh nghiệm từ những mắt xích này.

Như vậy để định hướng đúng ngành học hay công việc cha mẹ và học sinh nên trả lời những câu hỏi như: khả năng thiên bẩm và điều quan tâm trong cuộc sống của học sinh là gì? Chuyên ngành học đó có cho học sinh một công việc thu nhập tốt trong tương lai không? Khả năng thành đạt của bạn sau khi hoàn thành chương trình học như thế nào?

Khi đã trả lời được câu hỏi trên thì việc hoạch đinh thời gian, chiến lược, lựa chọn ngành học, bậc học và trường học khi đi du học là điều không quá khó khăn. Hiện nay phần đông ý kiến của các nhà tư vấn về nhân sự cho rằng sự thành đạt hay thành công của một con người là làm được tốt một công việc. Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là công cụ tuyển dụng. Biết khai thác hết năng lực tiềm ẩn cá nhân và hết mình vì công việc thì thành công sẽ đến.

                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Học sinh ĐBSCL xem thông tin tư vấn tuyển sinh ĐH-CĐ trên Báo SGGP tại buổi tư vấn hướng nghiệp do Báo SGGP tổ chức tại TP Cần Thơ
Không có hình ảnh
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi làm việc với các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm
Không có hình ảnh

TP.HCM: trẻ 5 tuổi sẽ được tiếp cận công nghệ thông tin

(HBĐT) - Đây là một trong những điều kiện được nhấn mạnh tại đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở TP.HCM” vừa được UBND TP quyết định phê duyệt. Nội dung đề án nêu rõ bốn điều kiện phổ cập, trong đó đáng lưu ý là trường lớp được trang bị bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, trang bị thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các bé làm quen với máy vi tính để học tập.

Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước

(HBĐT) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ 2 năm học 2010-2011 là hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”.

Hội thảo dạy thử nghiệm sách giáo khoa theo mô hình trường học mới.

(HBĐT) - Trong 2 ngày 16 và 17/2, tại trường tiểu học Kim Đồng (TPHB) Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo dạy thử nghiệm sách giáo khoa theo mô hình trường học mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có nhóm tác giả, các nhà nghiên cứu, quản lý sách giáo khoa, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố và các giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng.

Mở lớp dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho đội ngũ cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ công tác ở vùng núi của tỉnh. Học kỳ I năm học 2010-2011, Trung tâm GDTX tỉnh đã mở 02 lớp tiếng Thái, tiếng Mông cho 74 học viên. Tài liệu giảng dạy và học tập được căn cứ theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tài liệu tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Mông.

Phó Thủ tướng chốt hẹn hai chuyện "nóng"

Đến hết tháng 8, các trường phải đăng ký xong kế hoạch di dời đến địa điểm mới. Cũng hết tháng 8 năm nay, các trường phải xong "chuẩn đầu ra". Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu như vậy đối với giáo dục đại học trong buổi gặp mặt với Bộ GD-ĐT diễn ra hôm nay, 16/2.

Bộ GD-ĐT siết chặt việc giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011

Đối với các cơ sở đào tạo có kết quả tuyển sinh năm 2009 và năm 2010 thấp hơn 50% số chỉ tiêu đó được thông báo thì chỉ tiêu tuyển sinh chính quy năm 2011 được xác định tối đa bằng 50% số chỉ tiêu năm 2010 đó được thông báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục