Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi làm việc với các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi làm việc với các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm

Ông Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – đã khẳng định như vậy khi dẫn đầu đoàn các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm đến làm việc với Bộ GD&ĐT sáng nay ngày 17/2/2011, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì buổi làm, cùng sự tham dự của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng, Văn phòng Bộ GD&ĐT.

 

Được biết ngày 31/12/2010, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã bổ nhiệm 33 Đại sứ và Tổng lãnh sự nhiệm kỳ 2011 – 2014 (bản thân ông Nguyễn Quốc Cường sẽ nhận nhiệm vụ Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ). Buổi làm việc này là thông lệ giữa Bộ Ngoại giao với một số Bộ, Ngành có nhiều hợp tác (trong đó có Bộ GD&ĐT) trước mỗi kỳ Đại sứ và Tổng lãnh sự, trao đổi các thông tin và những đề xuất, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Việt Nam ở các nước. Buổi làm việc này giữa Bộ GD&ĐT với đoàn các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm không ngoài nội dung trọng tâm trao đổi về tình hình hợp tác đào tạo và tình hình lưu học sinh (LHS) tại các nước mà nước ta có Đại sứ và Tổng lãnh sự; trao đổi thông tin về các chương trình học bổng và số lượng công dân Việt Nam đi học ở nước ngoài do Bộ GD&ĐT quản lý, tình hình quản lý lưu học sinh hiện nay... để các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm nắm được.

Bên cạnh các nội dung thông tin trao đổi nêu trên, tại buổi làm việc này, Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD&ĐT) cũng đã có một số đề xuất quan trọng với các Đại sứ và Tổng lãnh sự, trong đó nhấn mạnh việc khai thác các nguồn học bổng, kết nối các trường ĐH nước ngoài với các trường ĐH trong nước, công tác quản lý LHS, đặc biệt là LHSđi học theo nguồn học bổng nhà nước và LHS tự do... Đây cũng chính là những vấn đề trọng tâm thu hút sự quan tâm của các Đại sứ và Tổng lãnh sự tại buổi làm việc. Nhiều ý kiến đã đề nghị các vấn đề nêu ra ở đây, đặc biệt là vấn đề đưa học sinh ra nước ngoài và quản lý LHS cần có một Nghị định của Chính phủ, phải là một trọng tâm trong tương lai với sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành và với các Đại sứ quán, Lãnh sứ quán và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, không chỉ ở việc “đặt hàng” hợp tác GD&ĐT với quốc tế, tìm kiếm các chương trình học bổng, quản lý LHS mà còn là mở rộng sự hợp tác quốc tế của Việt Nam và nhất là việc quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Các Đại sứ và Tổng lãnh sự khẳng định trong suốt nhiệm kỳ của mình sẽ thường xuyên có sự liên lạc chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, các Vụ, Cục chức năng của Bộ liên quan đến công tác hợp tác về giáo dục và đào tạo với nước ngoài để cùng phối hợp làm tốt các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực có liên quan; đồng thời nhấn mạnh Bộ GD&ĐT nên có những “đặt hàng” cụ thể để các Đại sứ, các Tổng lãnh sự có định hướng hỗ trợ cũng như phối hợp hoạt động trong nhiệm kỳ của mình ở các nước.   

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao sự quan tâm của các Đại sứ, Tổng lãnh sự đối với sự nghiệp GD&ĐT; đồng thời yêu cầu những Vụ, Cục chức năng liên quan của Bộ cần có sự chủ động, thường xuyên bổ xung, cập nhật các thông tin để kịp thời có những đề xuất hợp tác cũng như yêu cầu hỗ trợ đối với các Đại sứ, Tổng lãnh sự. Bộ trưởng tin tưởng, cùng với sự chủ động của Bộ GD&ĐT (trực tiếp từ các chuyên viên chuyên trách trở đi) và sự quan tâm của các Đại sứ, Tổng lãnh sự, giao lưu hợp tác quốc tế trong GD&ĐT nói riêng sẽ không ngừng được mở rộng và đẩy mạnh, góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT nước nhà theo hướng hiện đại và hội nhập, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới; trong đó có nhiệm vụ hết sức quan trọng là không chỉ đẩy mạnh việc đưa học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập mà còn mở rộng hơn nữa công tác đón tiếp các LHS quốc tế đến Việt Nam học tập và thực tập, thông qua kênh thông tin quảng bá quan trọng là từ chính các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài.

* Hiện nay, các chương trình học bổng dành cho công dân Việt Nam đi học tại nước ngoài do Bộ GD&ĐT quản lý gồm:
-    Học bổng của Chính phủ Việt Nam (học bổng theo Đề án 322 và học bổng theo Đề án xử lý nợ với Liên bang Nga);
-    Học bổng Chính phủ các nước cấp theo Hiệp định/Thỏa thuận ký kết với Chính phủ Việt Nam;
Ngoài ra còn có các chương trình học bổng nước ngoài khác dành cho Việt Nam (ADS, ALA, Endeavour, DAAD, VEF, Fulbright, học bổng của Chính phủ Nhật Bản, MEXT, JDS, Singapore...) chủ yếu do phía nước ngoài trực tiếp tuyển sinh, Bộ GD&ĐT chỉ phối hợp và hỗ trợ sơ tuyển ứng viên khi có đề nghị cụ thể.

* Hiện Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT) đang thực hiện công tác quản lý 4.813 LHS tại nước ngoài theo các diện học bổng khác nhau, trong đó có 1.975 LHS mới được cử đi học ở nước ngoài trong năm 2010 (760 tiến sĩ, 582 thạc sĩ, 47 thực tập sinh, 683 sinh viên đại học, 02 cao đẳng, 01 trung cấp). Trong số này có: 409 người đi học theo diện Hiệp định, 799 người đi học bằng nguồn ngân sách Nhà nước (Đề án 322), 345 người đi học bằng nguồn kinh phí Xử lý nợ với Liên bang Nga và số còn lại là đi học bằng kinh phí đề án của Bộ và học bổng do nước ngoài cấp.

 

                                                    Theo GD&TĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự giờ học theo mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Kim Đồng (TP Hoà Bình)

Mở lớp dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho đội ngũ cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ công tác ở vùng núi của tỉnh. Học kỳ I năm học 2010-2011, Trung tâm GDTX tỉnh đã mở 02 lớp tiếng Thái, tiếng Mông cho 74 học viên. Tài liệu giảng dạy và học tập được căn cứ theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tài liệu tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Mông.

Phó Thủ tướng chốt hẹn hai chuyện "nóng"

Đến hết tháng 8, các trường phải đăng ký xong kế hoạch di dời đến địa điểm mới. Cũng hết tháng 8 năm nay, các trường phải xong "chuẩn đầu ra". Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu như vậy đối với giáo dục đại học trong buổi gặp mặt với Bộ GD-ĐT diễn ra hôm nay, 16/2.

Bộ GD-ĐT siết chặt việc giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011

Đối với các cơ sở đào tạo có kết quả tuyển sinh năm 2009 và năm 2010 thấp hơn 50% số chỉ tiêu đó được thông báo thì chỉ tiêu tuyển sinh chính quy năm 2011 được xác định tối đa bằng 50% số chỉ tiêu năm 2010 đó được thông báo.

Công ty cổ phần quốc tế An Khang Xây dựng trường nội trú chuẩn quốc tế ngay từ tiểu học

Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, việc chăm lo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải gắn liền với việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục bất cứ ở thời kỳ nào vẫn phải thích ứng với những chiều hướng mới trong sự phát triển xã hội. Thực tế giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức là làm sao đào tạo ra những con người với đầy đủ đức và trí, đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Hơn nữa, để sánh kịp và hội nhập được với thế giới, giáo dục nước nhà phải có một mô hình đào tạo mới.

41/63 tỉnh, thành phê duyệt đề án học phí mới

Ngày 16-2 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ GD-ĐT về kết quả học kỳ 1 năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm 2011.

Giao lưu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi lần thứ nhất năm 2011

(HBĐT) - Trong 2 ngày 15 và 16/2, tại trường tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy, Sở GD&ĐT đã tổ chức giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp giỏi trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 – 2011. Tham gia giao lưu có 157 giáo viên chủ nhiệm (GVCN) xuất sắc đến từ các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, PTDTNT và trung tâm GDTX 11 huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục